Trang chủ » Phổ biến kiến thức » Phòng và chữa bệnh » Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang  theo thứ tự thường gặp là:

viêm xoang hàm,

viêm xoang sàng,

viêm xoang trán,

viêm xoang bướm,

viêm nhiều xoang một lúc

Nguyên nhân

Bệnh viêm xoang là là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau:

1- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.

2-  Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.

3- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.

4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

5-   Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.

6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.

7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biêt cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.

Triệu chứng

Có tất cả 4 triệu chứng chính:

1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:

+ Xoang hàm: nhức vùng má.

+ Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

+ Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

+ Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

3. Nghẹt mũi:Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Điếc mũi:

Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

1. – Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.

2. – Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

3. – Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

4. – Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang.

5. – Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

6. –  Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.

Tìm hiểu bệnh Viêm mũi di ứng, phân biệt với bệnh Viêm xoang mãn tính

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay, gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến viêm xoang mãn tính. Việc điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay đối với cả Đông và Tây y đều rất khó khăn, hầu như chỉ có thể giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chụi trong một thời gian nhất định, bệnh sẽ lại tái phát lại khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da.

Như vậy chúng ta có thể  thấy bệnh viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương…như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người hoàn toàn không việc gì.

Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người: như khi sức khoẻ kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn…cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chuẩn đoán, quý vị có thể căn cứ vào một số triệu chứng sau:

+  Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.

+ Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.

+ Ngạt mũi:  Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.

+ Chụp Xquang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ).

Người bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào thời điểm chụi tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy hoàn toàn bình thường.

Diễn biến của bệnh viêm mũi dị ứng có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, hoặc theo vùng miền… Viêm mũi dị ứng nếu kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính hoặc pôlip mũi – xoang.

Lưu ý:  Các trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc pôlip xuất phát từ dị ứng mũi xoang thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh giảm bớt, hạn chế bệnh:

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích dị ứng: Giảm, tránh bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, mùi lạ, không hút thuốc lá, đặc biệt phải giữ ấm cho cơ thể nhất là khi về sáng hoặc mùa lạnh…

+ Nhỏ, xịt mũi khi bị ngạt bằng các thuốc co mạch giúp thông mũi.

+ Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chúc quý vị và gia đình luôn giàu sức khoẻ!

Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang

Hiện nay có nhiều người bị bệnh viêm xoang. Triệu chứng của bệnh này gây rất nhiều phiền phức trong học tập cũng như trong giao tiếp xã hội. Có nhiều người muốn biết nguyên do của bệnh này và cách trị liệu ra sao. I. Xoang là gì? Chức năng của xoang

A. Xoang là gì?

Mặt và sọ gồm có nhiều khối xương tiếp với nhau. Nếu các khối xương này đều đặc, thì đầu rất nặng, gây khó khăn trong di chuyển. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hóa đã tạo ra những lổ trống trong lòng các xương. Những lổ trống này được gọi là xoang. Các xoang này lớn nhỏ tùy theo chỗ. Đặc biệt là các xoang đều có lổ thông vào mũi. Có tất cả 5 loại xoang, chia làm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.

1. Các xoang trước: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.

a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má giống nhau, đổ ra phía trước mũi.

b. Xoang trán: có 2 xoang dính liền nhau và không bắt buộc giống nhau, đổ ra phía trước mũi.

c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang li chi, chiếm đường giữa, kích thước không giống nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cũng đổ ra phía trước mũi.

2. Các xoang sau:

a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang chi li ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không giống nhau. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.

b. Xoang bướm:gồm 2 xoang sát bên nhau chiếm đường giữa, sau xoang sàng sau. Không bắt buộc 2 bên giống nhau. Xoang này đổ ra phía sau mũi.

Tất cả các lổ trống mà ta gọi là xoang đều bao bởi niêm mạc, và chứa toàn không khí. Xoang chỉ bình thường khi lổ thông vào mũi không bị nghẽn. Niêm mạc chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dần chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi, qua lổ thông mũi xoang.

B. Chức năng của xoang

Có hai chức năng rõ rệt:

1. Làm nhẹ đầu.

2. Thùng cộng hưởng: âm thanh phát ra dội vào các xoang và có âm thanh đặc biệt. Mỗi người đều có hệ thống xoang khác nhau về thể tích, do đó giọng nói cũng khác nhau.

II. Viêm xoang là gì? Thế nào là viêm đa xoang?

Xoang là một hốc rỗng, trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi. Nhờ thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Có nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niệm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có pôlýp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có u nhầy. Trong xoang có mủ là bệnh viêm xoang thường gặp nhất.

B. Thế nào là viêm nhiều xoang?

1. Viêm 1 xoang: chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.

2. Viêm nhiều xoang cùng một lúc: tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).

III. Tình hình viêm xoang tại Việt Nam như thế nào?

Xoang là liên hệ với mũi. Mũi là cửa tiếp xúc thường xuyên của con người với bên ngoài. Nếu môi trường không tốt, mũi bị viêm, một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Viêm mũi, viêm xoang là bệnh thường gặp của con người. Ở các phòng khám, tỉ lệ bệnh này chiếm khoảng 1/3. Người lớn dễ bị viêm xoang hơn trẻ em. Bệnh thường dây dưa, mạn tính, dễ tái phát cấp.

IV. Tại sao bị viêm xoang?

A. Môi trường xấu

Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.

B. Dị ứng

Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị nhiễm trùng.

C. Kém sức đề kháng

Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.

D. Vệ sinh kém

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

V. Làm sao biết bị viêm xoang?

Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.

A. Triệu chứng

Có tất cả 5 triệu chứng chính:

1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:

a. Xoang hàm: nhức vùng má.

b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.

c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.

d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy mũi:

a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.

b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.

Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.

Viêm các xoang sau, chảy vào họng.

3. Nghẹt mũi:

Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Ngứa mũi:

Dị ứng mũi xoang.

5. Điếc mũi:

Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.

Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

B. Xquang

Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.

Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.

C. Tìm vi khuẩn

Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

VI. Biến chứng

A. Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh

– Viêm thị thần kinh

– Viêm họng, viêm amiđan.

– Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.

– Rối loạn tiêu hóa.

B. Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.

– Viêm màng não

– Nhiễm trùng huyết.

VII. Điều trị viêm xoang như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang:

A. Nội khoa: kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.

B. Thủ thuật: xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.

C. Phẫu thuật:

1. Phẫu thuật cổ điển: mổ nạo xoang bằng dao, khoan.

2. Phẫu thuật nội soi: phẫu thuật nhìn thấy tận nơi.

Kết quả: khỏi, giảm triệu chứng, tái phát.

Cấp: dễ khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát

VIII. Sai lầm thường gặp trong điều trị viêm xoang là gì?

Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét. Bệnh nhân cho là viêm mũi do cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát.

Nhiều bệnh nhân nghe theo lời các thầy chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông.

IX. Phòng ngừa viêm xoang như thế nào?

Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá…). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

BS.TS. Nhan Trừng Sơn/MEDINET

20 Câu hỏi liên quan đến viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh thường gặp và gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn, nhiều trường phái Đông, Tây y… về vấn đề này. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bác sĩ, thạc sĩ Phạm Thắng (Viện Tai Mũi Họng Trung ương) dựa theo 20 câu hỏi của bệnh nhân đặt ra được đưa lên Internet để mọi người tham khảo.

1. Hỏi: Viêm xoang có hay gặp không?

Trả lời: Hơn 37 triệu người Mỹ bị viêm xoang, ít nhất có một lần viêm xoang cấp tính, sự gia tăng của bệnh viêm xoang trong vòng 10 năm gần đây đó là do sự gia tăng ô nhiễm môi trường, sự mở rộng của các đô thị, và sự gia tăng của hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.

2. Hỏi: Thế nào là viêm xoang?

Trả lời: Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là những xoang quanh mũi.

– Viêm xoang cấp: Là tình trạng viêm xoang trong một thời gian ngắn mà tình trạng viêm xoang này đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề (chủ yếu là loại có mạch làm thông mũi).

– Viêm xoang mãn tính: Được đặc trưng bởi ít nhất 4 đợt viêm xoang cấp tái phát, để điều trị loại viêm xoang này thì có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Hỏi: Cái gì là dấu hiệu của viêm xoang cấp?

Trả lời: Triệu chứng bao gồm: Đau, căng ở vùng mắt, tắc mũi, chảy mũi, ngửi kém, ho. Ngoài ra còn có sốt, hơi thở hôi, đau răng, mệt mỏi. Viêm xoang cấp có thể kéo dài đến 4 tuần hoặc hơn nữa. Người ta nghi đến viêm xoang cấp khi có từ hai triệu chứng trở lên hoặc khi xuất hiện xỉ mũi đặc xanh, vàng sau một đợt cảm cúm. Trong cảm cúm thông thường thì sau 7 – 10 ngày bệnh nhân phải khá lên, đằng này lại xuất hiện xỉ mũi đặc xanh, mệt mỏi thì khi đó chắc chắn đã xảy ra một hiện tượng viêm xoang nhiễm khuẩn sau cúm.

4. Hỏi: Người ta điều trị viêm xoang cấp như thế nào?

Trả lời: Viêm xoang cấp chủ yếu phải điều trị từ 10 – 14 ngày bằng kháng sinh. Với điều trị các triệu chứng sẽ biến mất. Nhưng loại thuốc chống ngạt mũi đường uống hoặc nhỏ tại chỗ cũng được dùng làm giảm nhẹ các triệu chứng.

5. Hỏi: Cái gì là triệu chứng của viêm xoang mãn?

Trả lời: Bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính có thể có các triệu chứng dưới đây và kéo dài trên 12 tuần:

– Nhức, căng vùng mặt.

– Tắc mũi, xỉ mũi đặc xanh.

– Thường xuyên có "khịt" dịch nước mũi từ mũi xuống họng.

– Sốt nhẹ, có thể có đau đầu, hơi thở hôi và mệt mỏi.

6. Hỏi: Có thể áp dụng tại nhà để làm giảm đau do viêm xoang?

Trả lời: Không khí ẩm và ấm có thể làm giảm phù nề xoang. Xông hơi bằng nước ấm hay nước ấm bay hơi, ví dụ như hơi nước từ 1 ấm xông hơi có thể được sử dụng. Gạc ấm đắp vào chỗ đau làm giảm đau ở mũi và xoang. Nhỏ nước muối vào mũi thì có ích và an toàn khi sử dụng ở nhà.

7. Hỏi: Hiệu quả của những thuốc nhỏ mũi mà người bệnh tự mua ở hiệu thuốc.

Trả lời: Sử dụng các thuốc nhỏ mũi và xịt mũi có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm xoang. Tuy vậy phải tuân thủ theo những hướng dẫn cụ thể trên lọ thuốc.

8. Hỏi: Bác sĩ làm thế nào để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất để trị viêm xoang cấp hoặc mãn?

Trả lời: Để đạt được sự lựa chọn điều trị tốt nhất bác sĩ cần phải nắm vững bệnh sử của người bệnh, các triệu chứng, sau đó họ dựa trên khám thực thể tại mũi bệnh nhân. Tại phòng khám bệnh nhân sẽ được khám tai, mũi, họng, tìm xem bệnh nhân có bị sưng ở vùng mặt, sưng mắt, dấu hiệu sưng nề vùng mắt tăng lên về sáng, khi bệnh nhân ở tư thế ngồi và ở tư thế nằm các triệu chứng lại giảm đi. Bác sĩ cũng thường ấn vào vùng xoang để tìm điểm đau. Thêm vào đó, đôi khi bác sĩ cũng gõ vào răng hàm trên để tìm nguyên nhân viêm xoang do răng.

9. Hỏi: Làm thế nào để bác sĩ xác định được phương pháp điều trị tốt nhất cho viêm xoang cấp và mãn.

Trả lời: Để có được một giải pháp điều trị tối ưu, bác sĩ cần phải nắm được quá trình mắc bệnh của bệnh nhân, cũng như là các triệu chứng mà bệnh nhân có và sau đó là thông qua khám xét trực tiếp cho người bệnh.

10. Hỏi: Người ta trông đợi gì trong quá trình khám thực thể đối với bệnh viêm xoang.

Trả lời: Tại phòng khám chuyên khoa: bệnh nhân sẽ được khám Tai Mũi Họng. Trong quá trình khám, BS sẽ ấn vào một số điểm trên mặt người bệnh, những nơi này có thể có sưng hoặc tấy đỏ, những triệu chứng này thường tăng lên về buổi sáng, khi bệnh nhân thức dậy và đi lại, thì những dấu hiệu này giảm dần. Bác sĩ cũng ấn vào một số vị trí tương ứng của xoang, xác định những điểm đau của xoang hoặc gõ vào một số răng hàm trên để xác định một viêm xoang do răng hoặc một viêm đa xoang cấp.

11. Hỏi: Bác sĩ có cần những khám nghiệm gì khác để làm cho chẩn đoán chính xác hơn không?

Trả lời: Có thể bổ sung các khám nghiệm khác để chẩn đoán: Cấy mủ, nội soi, chụp X quang bình thường, Test dị ứng, đôi khi cũng cần chụp cắt lớp của các xoang.

12. Hỏi: Thế nào là nội soi mũi?

Trả lời: Ống nội soi có thể là dụng cụ soi bằng thủy tinh, lăng kính cho phép thăm dò phía trong của hốc mũi và các hốc rỗng trong xoang. Nó cho phép chúng ta quan sát các lỗ dẫn lưu từ xoang vào mũi xem bị bít tại chỗ nào.

13. Hỏi: Tại sao phải thực hiện nội soi mũi?

Trả lời: Nội soi mũi cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa những thông tin, hình ảnh trung thực của những đường, hành lang dẫn lưu từ xoang vào mũi, cũng như xác định những vị trí bị tắc, là nguyên nhân gây ra viêm xoang.

Đầu tiên hốc mũi của người bệnh được gây tê, người ta có thể sử dụng ống nội soi cứng hoặc mềm, sau đó được đưa vào hốc mũi để quan sát các vị trí giải phẫu của hốc mũi. Thủ thuật này được sử dụng để định vị các địa điểm bít tắc cũng như phát hiện các Polyp ẩn náu một cách kín đáo mà những khám nghiệm thông thường người ta không nhìn thấy được. Trong quá trình khám nội soi thì bác sĩ cũng tìm ra vị trí mủ chảy ra, cũng như vị trí hình thành Polyp và xác định những cấu trúc bất thường là nguyên nhân bệnh nhân bị viêm xoang tái đi tái lại.

14. Hỏi: Một quy trình điều trị như thế nào sẽ được bác sĩ đưa ra?

Trả lời: Để làm giảm phù nề (giảm ngạt mũi) bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi, hoặc uống để làm cho mũi bạn thông kháng sinh đặc hiệu cho loại vi khuẩn được tìm thấy trong xoang (kháng sinh không có tác dụng chống lại virus). Thuốc kháng sinh Histamin được dùng để chống lại tình trạng dị ứng. Các thuốc chống nấm có thể được dùng cho các viêm xoang do nấm.

15. Hỏi: Người ta phải kiêng gì trong thời gian điều trị hay không?

Trả lời: Không được hút thuốc lá trong thời gian điều trị (vì nó sẽ làm cho lớp lông chuyển trên niêm mạc xoang suy yếu và làm tăng xuất tiết). Rượu bia có thể làm cho mũi trở nên ngạt hơn. Người ta khuyên nên uống nhiều nước để giúp cho dịch trong xoang loãng hơn.

16. Hỏi: Khi nào thì cần mổ xoang?

Trả lời: Dịch nhầy được sản xuất ra trong cơ thể ở vùng mũi xoang hoạt động như là một dung dịch bôi trơn. Ở trong các hốc xoang các dịch nhầy này được vận chuyển thông qua màng niêm mạc, được màng niêm mạc đẩy dịch nhầy về hướng lỗ thông mũi xoang ra mũi, bằng hàng triệu lông chuyển nhỏ phía trên niêm mạc xoang. Chúng ta tưởng tượng như thảm lúa khi có gió thổi, khi quá trình viêm (có thể là do dị ứng) nó làm cho màng niêm mạc bị viêm và sưng lên làm lỗ thông mũi xoang hẹp lại, với lý do làm tắc sự chuyển động của lông chuyển. Nếu kháng sinh không có hiệu quả thì phẫu thuật xoang có thể sửa chữa được vấn đề này.

17. Hỏi: Phẫu thuật này đòi hỏi gì?

Trả lời: Mổ xoang bằng nội soi cơ bản có thể thực hiện bởi gây tê tại chỗ hoặc gây mê, và người bệnh có thể trở về hoạt động bình thường trong vòng 4 ngày và phục hồi hoàn toàn trong vòng 4 tuần.

18. Hỏi: Phẫu thuật xoang nhằm mục đích gì?

Trả lời: Phẫu thuật cần phải làm rộng lỗ tự nhiên thông từ xoang vào mũi, càng ít động chạm đến vùng lông chuyển (niêm mạc xoang) càng tốt. Các bác sĩ Tai Mũi Họng trên toàn Thế giới đã nhận thấy rằng phẫu thuật nội soi xoang là một phẫu thuật đạt hiệu quả cao trong việc phục hồi chức năng bình thường của xoang. Phẫu thuật lấy bỏ đi những vùng bít tắc và sau phẫu thuật là tạo được dòng chảy bình thường của dịch nhầy.

19. Hỏi: Biến chứng gì xảy ra khi bị viêm xoang mà không điều trị?

Trả lời: Nếu không điều trị viêm xoang thì chúng ta thường xuyên bị đau nhức, và những khó chịu khác không cần thiết. Trong một số rất ít có trường hợp bị viêm não, áp xe não, nhiễm trùng xương có thể xảy ra.

20. Hỏi: Khi bị viêm xoang thì đi điều trị ở đâu?

Trả lời: Bạn hãy đến với bác sĩ Tai Mũi Họng, người này vừa có thể điều trị cho bạn bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu thấy cần thiết.

Gửi thảo luận