Theo các nghiên cứu mới đây tại các nước châu Á đặc biệt là các nước Đông Nam Á tỉ lệ mắc bệnh AMD là gần tương đương như ở người da trắng với tỉ lệ khoảng 3,5% dân số từ 40-80 tuổi mắc AMD giai đoạn sớm và 0,34% mắc AMD thể muộn (Nghiên cứu Singapore-Malay Eye- 2008). Tại Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng cùng với việc tuổi thọ trung bình tăng lên đáng kể tình hình các bệnh tật liên quan đến tuổi già trong đó có bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già có xu hướng ngày càng tăng mạnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: tuổi cao, mang gen CFH, hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều chất béo. Các biện pháp điều trị trước đây như dùng thuốc, hay laser quang động đều rất khó khăn và chủ yếu là để bảo tồn thị lực chứ không thể cải thiện được thị lực sau điều trị. Gần đây với việc phát hiện ra vai trò quan trọng của yếu tố tăng sinh tế bào nội mạc A (VEGF-A) trong quá trình gọi mạch và là một yếu tố then chốt trong việc hình thành các tân mạch đã mở ra một hướng điều trị hoàn toàn mới tác động chọn lọc trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh đem lại nhiều hi vọng cho người bệnh.
Với những nghiên cứu ngày càng sâu và toàn diện hơn về bệnh AMD, trong thời gian không xa chúng ta sẽ có được một qui trình điều trị bệnh triệt để và mang đến hi vọng cứu chữa được nhiều người thoát khỏi cảnh mù lòa giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.