Khi các khớp xương kêu răng rắc
Thoái hóa khớp là tình trạng "già đi" của khớp. Trên cơ thể người có một số vị trí khớp căn bản sau: ngón tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gót chân, khớp gối, khớp háng… Các khớp này giống như mối nối giúp cơ thể di chuyển, cử động dễ dàng.
Ở các khớp bao giờ cũng có một lớp sụn giúp khớp trơn tru, dễ dàng vận động, chịu được sức nén. Lớp sụn này luôn được đổi mới, mòn đến đâu phục hồi đến đấy. Quá trình này kéo dài cho đến tuổi già. Dần dần, khi cơ thể đáp ứng với việc phá hủy. Vì thế, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ… để trơ lại lớp xương nằm bên dưới.
Bên cạnh đó, ngoài lớp sụn, để các vị trí khớp này hoạt động tốt, cần phải có một chất hoạt dịch (hay còn gọi là dịch nhầy, dịch khớp) có tác dụng bôi trơn các đầu khớp xương và sụn.
Tuổi tác càng cao, lượng dịch nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm. Điều này khiến những khớp xương hoạt động không "trơn tru" và phát ra tiếng kêu. Bạn sẽ bị khô khớp rồi dần dần dẫn đến chứng thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp thường biểu hiện ở ba vị trí: cột sống, khớp gối và khớp háng.
Người dễ bị chứng thoái hóa này bao gồm những người có cơ địa già sớm do yếu tố di truyền. Người mập cũng dễ bị vì các khớp phải gánh trọng lượng cơ thể nặng hơn.
Ở người cao tuổi, khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần, sụn mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, sự chịu lực, chất dịch giảm nhiều… lại càng dễ bị bệnh.
Một số người bình thường nhưng hay lao động nặng và từng gặp các chấn thương như bị va vấp, ngã, tai nạn giao thông… cũng có nguy cơ bị chứng bệnh này.
Phòng ngừa ngay từ bây giờ
Đi bộ mỗi ngày là cách phòng tránh thoái hóa khớp tốt nhất
Bạn nên nhớ không có thuốc nào chữa khỏi hẳn bệnh vì đây là một tất yếu của tuổi già. Bạn chỉ có thể làm chậm lại quá trình này bằng tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe. Tuyệt đối không để tăng cân (vì nếu tăng lên một kg, khớp phải chịu đựng sức nặng tăng gấp 5 lần), tránh các động tác dị dạng bất thường của khớp (người có bàn chân vẹo, chân chữ X)…
Để giảm thiểu khả năng bị chứng bệnh này, bạn nên bắt đầu từ thói quen ăn uống hàng ngày.
Nên ăn các loại thực phẩm bắt nguồn từ biển như cá biển, mực, cua… hay những loại rau có chất nhờn như mồng tơi, đậu bắp. Các loại sụn của động vật cũng tốt cho chúng ta.
Tránh các tư thế không tốt hay chạm mạnh đến các khớp trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi gập gối thường xuyên, khiêng đồ nặng nhiều… Vì như thế, có thể làm tổn thương khớp của bạn.
Khi thấy có dấu hiệu không bình thường xảy ra ở các khớp, bạn nên đi kiểm tra ngay trước khi triệu chứng này chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp.
Luyện tập kết hợp dùng thuốc
Golsamin đặc hiệu điều trị thoái hóa khớp
Trong trường hợp đã bị chứng này, trước khi ngủ, bạn nên thoa dầu nóng hay kem lên các khớp gối, cổ tay, cổ chân. Khi ngủ bạn có thể gác hai chân lên cao một chút để máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, nên tấm bằng nước nóng và đi bộ mỗi ngày.
Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với vật lý trị liệu và các liệu pháp vận động khác. Nên đến bác sĩ khám để được tư vấn các phương pháp cũng như những bài tập riêng phù hợp. Không nên tự luyện tập ở nhà. Động tác thể dục sai cũng có thể khiến khớp bị tổn thương nhiều hơn. Khi tập luyện nên tiến hành, từ từ, không tập quá sức. Nếu cảm thấy đau nhói ở khớp, bạn nên nghỉ ngơi.
Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, bạn nên chủ động co duỗi tay, chân tại chỗ. Đi bộ mỗi ngày cũng là phương pháp cần thiết.
Ở một số trường hợp, khi khớp bị tổn thương quá nặng, mất khả năng vận động, người bệnh có thể sẽ phải thay khớp.