Có hai loại cholesterol đó là cholesterol “tốt” (HDL) và cholesterol “xấu (LDL). Các nhà khoa học cho biết chỉ LDL mới là loại cholesterol đáng lo ngại, còn HDL là loại cholesterol có lợi cho cơ thể, giúp vận chuyển phần mỡ thừa trong máu về gan, tại đây gan sẽ lọc và đào thải mỡ ra ngoài cơ thể, giúp cơ thể bảo vệ khỏi những cơn đau tim, suy tim và đột quỵ.
Vậy chúng ta phải làm gì để tăngcholesterol “tốt”?
Tập thể dục
Theo nghiên cứu cho thấy, thời gian tập thể dục là yếu tố quan trọng tăng lượng cholesterol HDL. Hãy dành 20 – 30 phút tập thể dục sẽ có thể làm tăng mức cholesterol này. Thể dục đúng cách giảm béo tốt nhất.
Ngừng hút thuốc
Hút thuốc gây tổn thương thành mạch, khiến chúng dễ bị tích chất béo. Hút thuốc còn có thể làm giảm nồng độ cholesterol HDL tới 15%. Do đó, việc bỏ thuốc sẽ giúp làm tăng nồng độ HDL trong máu.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Thừa cân làm tăng nồng độ triglycerid, giảm cholesterol và tăng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Vòng bụng càng cao thì bạn càng tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm liên quan với béo phì. Bạn cần phải có kế hoạch giảm cân hợp lý.
Hạn chế đồ uống có cồn
Việc dùng đồ uống có cồn điều độ, cụ thể là 1- 2 chén rượu/ ngày còn giúp tăng HDL, bảo vệ tim mạch. Nhưng nếu dùng quá quá nhiều sẽ gây hại, nguy hiểm cho cơ thể.
Chế độ ăn uống
Cholesterol tự nhiên có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, trứng và phomat. Ăn chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol góp phần làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Chất béo bão hòa và chất béo trans làm tăng nồng độ cholesterol máu.
Muốn tăng cholesterol “ tốt” – HDL trước tiên chúng ta cần phải hạn chế những đồ ăn có chứa nhiều cholesterol “xấu” – LDL. Cần tránh "trans fat" (acid béo được ép thêm hydro, hydrogenated) thường thấy trong đồ ăn chế biến sẵn vì "trans fat" làm giảm HDL cholesterol.
Cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá ngừ chứa nhiều axit béo không no omega 3 tốt cho sức khỏe nên được các bác sĩ khuyên nên ăn 2 lần một tuần.
Bơ và các loại hạt họ đậu cũng là nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Ngoài ra nên sử dụng dầu ăn chiết xuất từ các loại hạt này để chế biến thức ăn.
Ức gà, cà chua, cá bơn, bánh mỳ và ngũ cốc là các loại thực phẩm có chứa Niacin được cho là có khả năng ngăn trở sự sản xuất cholesterol và có tác dụng hiệu quả trong việc tăng HDL trong cơ thể
Hoa quả rau xanh (đặc biệt là các loại rau xanh đậm) và ngũ cốc là nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng cường lượng HDL và giảm LDL.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những thay đổi trong chế độ sinh hoạt, thể dục có thể có tác dụng làm tăng HDL cholesterol mà không cần phải dùng tới thuốc. Tuy nhiên, nếu lượng HDL cholesterol thấp do yếu tố di truyền thì các thay đổi sinh hoạt kể trên khó có thể làm tăng được .