Hơn nữa, năm nay tôi đã 35 tuổi, liệu tôi còn cơ hội làm mẹ không, thưa bác sĩ? Nguyễn Thị Liên (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) GS.TS Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc BV Phụ Sản Trung ương trả lời: Trước tiên phải thông báo cho chị một tin vui, tại Việt Nam, đã có hàng trăm trường hợp chị em phụ nữ đã triệt sản bằng phương pháp thắt vòi trứng được phẫu thuật nối lại vòi trứng và có thai trở lại.
Đây là kỹ thuật nối vòi trừng bằng vi phẫu đã được thực hiện thường quy tại BV Phụ sản T.Ư. Hiện nay, kỹ thuật này không chỉ giúp chị em phụ nữ từng triệt sản có cơ hội mang thai trở lại mà còn là phương pháp hữu hiệu cho những người bị vô sinh do mắc bệnh lý ở vòi trứng.
Ngoài ra, phương pháp này cũng rất hiệu quả với những người chửa ngoài dạ con nhưng chưa bị vỡ. Khi đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt khối thai phình ở vòi tử vung, rồi nói lại vòi, giữ nguyên vòi tử cung cho người bệnh mà không phải cắt bỏ.
Tuy nhiên, khả năng có thai lại hay không còn tùy thuộc ở mỗi người, trên cơ sở khám sức khỏe tổng thể cũng như việc quyết định nối lại vòi trứng của bác sĩ. Vì thế, chị nên đến bệnh viện Phụ sản TƯ để được thăm khám để bác sĩ đưa ra quyết định điều trị. Với tuổi 35, chị vẫn hoàn toàn có khả năng mang thai.
Tuy nhiên, độ tuổi càng cao, khả năng thành công càng giảm đi. Tỷ lệ có thai sau nối vòi trứng thành công phụ thuộc vào lứa tuổi.Ở lứa tuổi dưới 30 thành công đến 90%. Từ 35 – 40 tuổi thành công khoảng 75%, còn phụ nữ trên 40 tỉ lệ thành công khoảng 45%. Thời gian có thai trở lại sau vi phẫu trung bình 4 đến 10 tháng.
Hơn nữa, khi mang thai, tuổi đã cao nên sẽ kèm nhiều nguy cơ dị tật thai nhi, xẩy thai… nên việc mang thai cần được chuẩn bị kỹ, khám sức khỏe bố mẹ, theo dõi thai, khám thai định kỳ theo chỉ định của thầy thuốc trong suốt quá trình mang thai.