Nguyên nhân của bệnh gút?
Bệnh gút gây ra bệnh gút theo quan niệm trước đây là căn bệnh của nhà giầu, tức là ăn nhiều, uống nhiều, ăn uống thiếu kiểm soát. Thực ra chỉ nhà giầu mới có điều kiện ấy còn nhà nghèo thì không, nhưng bây giờ chúng ta không hiểu như thế. Bởi vì, hiện nay chúng ta thấy trong thực tế, có những người dân nghèo, chỉ đi làm dẫy nhưng vẫn bị bệnh gout. Nguyên nhân xâu xa của bệnh là chuyển hóa purin.
Chuyển hóa purin là gì? Purin là các hợp chất hóa học cụ thể được tìm thấy trong một số sản phẩm. Một chế độ ăn giàu purin từ nguồn nào đó có thể tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, có thể dẫn đến bệnh gout.
Bệnh gout có nguy hiểm không?
– Nếu nói đến yếu tố nguy hiểm, tức là chết người thì ngay trước mắt bệnh gout không làm chết người. Ngoài những cơn đau thê thảm, khắc khoải của người bệnh thì về lâu dài, những cục Tophi của bệnh nhân bị gout mạn làm xù xì ngón tay, ngón chân của bệnh nhân làm cho người bệnh mất tự tin trong cuộc sống. Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng đến lao động, những u cục khiến họ khó cầm đồ, dẫn đến giảm năng xuất lao động, chất lượng lao động. Và bệnh gout trở lên nguy hiểm nhất là khi bệnh gout biến chứng, biến chứng có nhiều dạng, trong đó suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất, vì suy thận có thể dẫn đến tử vong. Do vậy cần ngăn chặn không để gây ra biến chứng, đừng để chuyển thành suy thận thì khi đó gout không còn nguy hiểm.
+ Những biểu hiện của bệnh gout ?
– Những người khi bị bệnh gout thì có những triệu chứng rất dễ nhận biết: Đó là cơn đau nhức dữ dội, sưng nóng đỏ ở các khớp… Vị trí đau thường thấy nhất là ở các khớp các ngón chân cái, khớp nhỏ ở đáy ngón chân cái là nơi mà gout xuất hiện thường nhất. Các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, và khuỷu tay. Ở một số người, cơn đau cấp này có thể dữ dội đến nỗi đắp khăn lên ngón chân cũng khiến người ta đau nhức không thể chịu được. Những cơn đau này thường giảm đi sau một vài tiếng đồng hồ hoặc sau nhiều ngày, cho dù có điều trị bằng thuốc hay không. Trong những trường hợp hiếm gặp, cơn gút cũng có thể kéo dài nhiều tuần liền.
+ Bệnh gout có phòng được không?
– Bệnh gout hoàn toàn có thể phòng được cũng như chữa được bằng cách: Xây dựng một lối sống lành mạnh, không ăn uống thiếu kiểm soát, không lạm dụng bia và rượu. Thứ nữa là chúng ta phải uống nhiều nước, một người bình thường nên uống 1.5 -2 lít nước trong một ngày, còn người vận động chơi thể thao, hay bóng đá, hay vận động nặng thì uống 5-6 lít nước là bình thường. Do đó, cố gắng uống nhiều nước và nên uống một số loại nước có thể kiềm hóa được nước tiểu là tốt nhất.
+Những biểu hiện của bệnh gút?
– Những người khi bị bệnh gout thì có những triệu chứng rất dễ nhận biết: Đó là cơn đau nhức dữ dội, sưng nóng đỏ ở các khớp… Vị trí đau thường thấy nhất là ở các khớp các ngón chân cái, khớp nhỏ ở đáy ngón chân cái là nơi mà gout xuất hiện thường nhất. Các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, và khuỷu tay. Ở một số người, cơn đau cấp này có thể dữ dội đến nỗi đắp khăn lên ngón chân cũng khiến người ta đau nhức không thể chịu được. Những cơn đau này thường giảm đi sau một vài tiếng đồng hồ hoặc sau nhiều ngày, cho dù có điều trị bằng thuốc hay không. Trong những trường hợp hiếm gặp, cơn gút cũng có thể kéo dài nhiều tuần liền.
+ Bệnh gout có phòng được không?
– Bệnh gout hoàn toàn có thể phòng được cũng như chữa được bằng cách: Xây dựng một lối sống lành mạnh, không ăn uống thiếu kiểm soát, không lạm dụng bia và rượu. Thứ nữa là chúng ta phải uống nhiều nước, một người bình thường nên uống 1.5 -2 lít nước trong một ngày, còn người vận động chơi thể thao, hay bóng đá, hay vận động nặng thì uống 5-6 lít nước là bình thường. Do đó, cố gắng uống nhiều nước và nên uống một số loại nước có thể kiềm hóa được nước tiểu là tốt nhất.
+ Phòng tránh những biến chứng của bệnh gout?
– Hiện tại chưa thể điều trị hoàn toàn bệnh gout nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm những việc để phòng biến chứng. Có thể đặt ra 3 trạng thái bệnh gout: gout cấp tính, gout mãn tính, gout biến chứng.
Biểu hiện của gout cấp tính là những cơn đau dữ dội, đau thê thảm mà người ta mới bắt đầu bị gout. Điều trị trong thời gian ngắn xong rồi nó qua đi. Có thể năm, mười năm sau không quay trở lại. Thế nhưng, khi chuyển sang giai đoạn gout mạn, những giọt urad nó đã lắng thành nguy cơ tophi, rồi thành những u cục xù xì mọc ra cơ thể. Để phòng gout mãn cần kiểm soát ăn uống, tất cả mọi khâu đừng để cho nó chuyển từ gout cấp thành gout mãn hay thành gout biến chứng. Khi đó, biện pháp điều trị toàn diện có thể kiểm soát, điều trị gout thành công và có thể dự phòng không để cho bệnh chuyển từ trạng thái nhẹ thành nặng. Khi đi đến gout biến chứng thì rất là nguy hiểm.
Các phương pháp phòng tránh bệnh gout
– Ăn uống điều độ, hợp lý,
– Không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu
– không uống rượu, bia.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm:
+Các loại thị đỏ (bò, chó …)
+ Phủ tạng động vật
+ Một số loại cá: (Cá mòi, cá hồi, các chích …)
+ Tôm, cua, ốc.
+ Hạn chế ăn thịt rán, cá rán.
+ Nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa.
+ Nên uống nhiều nước từ 2-3 lít nước mỗi ngày.
+ Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.
+ Khám định kỳ sức khỏe.