Bệnh không đợi tuổi già
Cũng giống chị Ngọc Loan, Thúy Hằng (34 tuổi, Hà Nội) chưa thực sự chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe xương vì nghĩ “mình còn quá trẻ để quan tâm”. Một lần, khi thấy mẹ đi lại khó khăn, cô đưa mẹ đi khám. “Bác sĩ bảo mẹ có nguy cơ loãng xương cao, mình lo lắm. Bác sĩ còn cho biết là xương bắt đầu suy yếu từ tuổi 35, mình giật cả mình. Quả là lâu nay mình đã quá chủ quan với sức khỏe xương. Tính chất công việc thường xuyên phải đi giày cao gót nên biết đâu sau này xương mình còn yếu hơn cả mẹ.” Thúy Hằng chia sẻ.
Loãng xương – nên phòng ngừa hơn chữa bệnh
Theo Hiệp Hội Loãng Xương Thế Giới (IOF), từ tuổi 35, xương mất dần khoáng chất và suy yếu đi, có thể dẫn đến loãng xương và gây ra gãy xương. Một nghiên cứu khác cho thấy cứ 2 trong 10 người bị gãy cổ xương đùi do loãng xương sẽ dẫn đến tử vong trong vòng 1 năm sau đó (*). Rõ ràng, loãng xương có thể biến người phụ nữ trở thành gánh nặng của gia đình và cả xã hội vì những hậu quả nặng nề mà bệnh gây ra.
Dù nguy hiểm nhưng bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu có một chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ can-xi như dùng sữa giàu can-xi và vitamin D (572mg canxi/110ml) cùng các thực phẩm giàu can-xi như tỏi tây, cua biển, chuối, kiwi, súp lơ xanh, cải chíp …
Sau khi được các chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa loãng xương, Thúy Hằng và mẹ đã dùng sữa Anlene mỗi ngày. “Giờ thì mình cảm thấy an tâm khi xương được chăm sóc đúng cách. Phòng ngừa ngay vẫn hơn”, Thúy Hằng cho biết