1. Trà xanh
Trà xanh có chứa chất catechin, có thể loại bỏ các chất phóng xạ trong cơ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng chất polyphenols được chiết xuất từ trà xanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong số những người hút thuốc lá, những ai không uống trà xanh có nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên gấp 12 lần so với những người dùng ít nhất 1 tách trà xanh trong mỗi ngày.
2. Cà rốt
Trong cà rốt có chứa chất beta-carotene – một tiền chất của vitamin A nên rất tốt cho thị giác của bạn. Ngoài ra, chất beta-carotene trong cà rốt còn có thể giúp hạn chế sự phát tác của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như phổi, dạ dày, ruột, tuyến tiền liệt và vú.
3. Mật ong và sữa ong chúa
Mật ong có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cải thiện chức năng tạo máu và khôi phục tế bào. Sữa ong chúa còn có chứa một loại axit lactic đặc biệt, có tác dụng phòng và điều trị các khối u ác tính, bao gồm cả các khối u ở phổi, giảm nguy cơ ung thư phổi.
4. Nấm hương
Nấm hương chứa nhiều polysacc-haride và các chất miễn dịch interferon inducer, có thể ức chế khối u. Nấm hương có công hiệu dược liệu nhất định đối với ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư tử cung.
5. Các loại hạt
Hạnh nhân có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ức chế tế bào ung thư. Nó còn có tác dụng giảm bớt các triệu chứng như khô miệng, nhưng đối với những bệnh nhân bị viêm loét miệng và chảy máu mũi không nên ăn. Ô mai các loại cũng có tác dụng chống ung thư nhờ khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, trong đó có cả ung thư phổi.
6. Rau họ nhà cải
Những hợp chất hiện diện trong các loại rau cải (như bông cải trắng, bông cải xanh và cải xoong) được coi là rất tốt với các bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân là vì trong các loại rau họ cải có chứa một loại hoạt chất được gọi là isothiocyanates có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư phổi.
7. Thực phẩm có chứa chất béo có lợi
Chất béo có lợi giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, ngăn ngừa quá trình giảm cân không chủ ý ở bệnh nhân ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo nên dùng thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc, hay cho thêm chúng vào các món salad, ngũ cốc và sữa chua. Nguồn chất béo có lợi còn bao gồm: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng, bơ và ô liu…
Tóm lại, muốn phòng ngừa hiệu quả ung thư phổi, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, còn phải thường xuyên vận động, tăng cường sức đề kháng và khả năng kháng bệnh