Trang chủ » Tin tức » Y tế » Sữa đắt – Liệu “có xắt ra miếng”?

Sữa đắt – Liệu “có xắt ra miếng”?

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, sữa đắt hay rẻ không phải là tiêu chí lựa chọn, quan trọng nhất vẫn là dòng sữa bạn lựa chọn có thực sự phù hợp với trẻ. Bởi nếu trẻ không thích hoặc không hấp thụ nổi thì việc mua sữa đắt chẳng khác nào tung tiền qua cửa sổ. Một tiêu chí quan trọng khác, đó là sữa phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, không phải là hàng không nhãn mác hoặc trôi nổi trên thị trường.
Việc lựa chọn sữa theo giá cả, thực chất bắt nguồn một cách cảm tính từ tâm lý người mua. Một thời gian trước đây, tâm lý này đã tạo ra một cơn sốt ảo về giá sữa gây bất lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với việc cung cấp minh bạch các thông tin trên các kênh truyền thông, cơn sốt giá ảo về giá lập tức hạ nhiệt. Cùng với việc đó, người tiêu dùng cũng ngày một tinh ý hơn khi lựa chọn sản phẩm thích hợp.
Vì sao cùng từ sữa bò tươi, cùng có danh mục các dưỡng chất giống nhau, lại có nhiều dòng sữa với mức giá khác nhau? Thậm chí là chênh lệch giá rất lớn? Đây là câu hỏi thường trực của người mua sữa, trong đó không ngoại trừ các bà mẹ trẻ đã chọn dòng sữa đắt một cách cảm tính.
Sự khác biệt giữa các dòng sữa chủ yếu tới từ quy trình sản xuất (cách tách chất đạm, chất béo trong sữa, công nghệ xử lý chất đạm trong sữa), mùi vị, độ ngọt, hàm lượng vi chất dinh dưỡng được bổ sung. Đốivới dòng sữa hữu cơ(Organic), đòi hỏi một chi phí sản xuất rất lớn, đầu tư vào trang trại và quy trình sản xuất từ sữa tươi thành sữa bột. Chuyên gia của hãng Nature’s one – đại diện duy nhất của dòng sữa Organic Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, để tạo ra sữa Organic được chứng nhận bởi tổ chức Onecert USA, nhà sản xuất phải đạt được những tiêu chuẩn khắt khe từ trang trại cho tới nhà máy. Đàn bò được chăn thả trên những bãi cỏ rộng, không thuốc trừ sâu, không chất biển đổi gen, ngay cả các giống bò cũng được tuyển chọn nghiêm ngặt, nuôi dưỡng hoàn toàn tự nhiên, không dùng thuốc kháng sinh hay các loại hormon tăng trưởng. Chuồng trại được xây dựng thoáng, rộng, xử lý tốt nhất vấn đề vệ sinh và có hệ thống tắm rửa đàn bò trước khi vắt sữa. Nguồn sữa tinh khiết từ đây sẽ được chuyển thẳng tới nhà máy. Tại nhà máy, luật Organic Food quy định rõ những tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. 



Tại châu Âu, tất cả các sản phẩm Organic đều chịu sự kiểm soát liên tục, gắt gao từ khâu đầu đến khâu cuối, tổng cộng 260 lần và thường xuyên được kiểm tra bởi các cơ quan giám sát, kiểm định độc lập nghiêm túc theo Nghị định số 2092/91 về thực phẩm siêu sạch của Liên minh Châu Âu (EU Organic Directive No. 2092/91). Còn tại Mỹ, luật Organic Food giám sát chặt chẽ bằng 19 quy định và hàng trăm các chỉ tiêu tỉ mỉ từ bãi cỏ cho tới thành phẩm. Chỉ khi đạt được các tiêu chí này, sản phẩm sữa mới đạt được chứng nhận Certified Organic Foods.
Chính vì quy trình sản xuất khắt khe như vậy, dòng sữa organic có khả năng cung cấp một lượng dưỡng chất dồi dào, thuần khiết, không tạp chất ,phù hợp với mọi đối tượng dùng và giá cả không hề rẻ. Tuy nhiên trong trường hợp này, đắt đúng là “xắt ra miếng”!
Tham khảo quy trình sản xuất sữa bột tại nhà máy của Nature’one:


Gửi thảo luận