Phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu ý kiến
Sáng 1-7, tại xã Nam Chính (Nam Sách, Hải Dương), Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phát động Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng; Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế; Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế, UBND các tỉnh, thành phố…
Ngày 2-7-1958, Bác Hồ đã có bài viết về "vệ sinh yêu nước" đăng trên Báo Nhân Dân nhằm kêu gọi toàn thể người dân tích cực tham gia các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh. Trên cơ sở tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng và Nhà nước, ngành y tế đã vận dụng một cách sáng tạo, khoa học để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, nhất là công tác vệ sinh phòng bệnh góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được, còn có rất nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế. Ðó là việc môi trường sống ở nhiều nơi bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất, ô nhiễm do hóa chất… đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân, nhiều hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến hệ quả là hiện nay nhiều bệnh, dịch mới đang phát sinh, nhiều bệnh, dịch khác đang có xu hướng quay trở lại thời gian gần đây.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, cũng như triển khai phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 2-7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Ngày vệ sinh yêu nước nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động về vệ sinh đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam. Ðồng thời tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe.
Phát biểu ý kiến tại lễ phát động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định việc tổ chức lễ phát động Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân", là hết sức có ý nghĩa và đây là việc làm thiết thực thực hiện lời dạy của Bác Hồ về phong trào "Vệ sinh yêu nước", đồng thời với việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Ðảng và toàn xã hội. Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức phát động Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân. (Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước đăng số báo hôm nay).
Phát biểu ý kiến triển khai Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân", Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc và toàn thể nhân dân quán triệt rõ việc Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm, việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị và mỗi người dân. Bộ Y tế là đơn vị đầu mối chỉ đạo phong trào, khẩn trương phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động bảo đảm phong trào hoạt động và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Ðào tạo, Thông tin và Truyền thông… UBND các tỉnh triển khai, thực hiện phong trào với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, nhất là việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và lồng ghép các chương trình có liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Tại lễ phát động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu đã dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Nam Chính, huyện Nam Sách; thăm, tặng quà Trạm Y tế xã Nam Chính và thăm giếng nước nhà bà Vương Thị Trịnh (nơi Bác Hồ về thăm năm 1965). (Nhân dân 2/7 – trang 3; Hà Nội mới 2/7 – trang 1; Thanh niên 2/7 – trang 2; Tuổi trẻ 2/7 – trang 2; Tiền phong 2/7 – trang 2; Nông thôn ngày nay 2/7 – trang 2; An ninh Thử đô 2/7 – trang 2; Gia đình & Xã hội 2/7 – trang 2,7,8,9)
Trẻ em dưới sáu tuổi tạm trú cần được cấp thẻ Bảo hiểm y tế
Thông tin TP Hồ Chí Minh không cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em tạm trú và thu hồi các thẻ đã cấp cho trẻ dưới sáu tuổi diện này khiến nhiều người dân băn khoăn, tác động không nhỏ đến một bộ phận dân cư ở thành phố có đông người tạm trú. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho trẻ em tạm trú theo đúng chính sách của Nhà nước, các ngành chức năng liên quan sớm giải quyết việc này.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1-7, đối tượng được cấp thẻ BHYT là trẻ em dưới sáu tuổi có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh; giao các cơ quan liên quan rà soát, thu hồi các thẻ BHYT cấp sai đối tượng (trẻ tạm trú). Như vậy, những trẻ dưới sáu tuổi, con của các gia đình tạm trú sẽ không được cấp thẻ BHYT tại TP Hồ Chí Minh. Việc này khiến những người đang tạm trú bất ngờ vì Luật BHYT chỉ quy định nơi cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi là UBND phường, xã nơi cha, mẹ của trẻ cư trú (thường trú, tạm trú). TP Hồ Chí Minh hiện có hàng trăm nghìn người dân tạm trú, trong đó số đông là công nhân, người lao động đang gặp nhiều khó khăn. Ðã phải vất vả bươn chải từng ngày để mưu sinh, giờ đây họ còn canh cánh nỗi lo về việc khám, chữa bệnh cho con mình. Chị Nguyễn Ngọc Huệ, quê Quảng Nam, cho biết: "Hai vợ chồng tôi vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân được năm năm. Con tôi đã hơn bốn tuổi nhưng chưa làm thẻ BHYT cho cháu được, nên mỗi lần cháu bị bệnh phải khám dịch vụ tốn kém lắm. Tôi định làm thẻ BHYT cho cháu để bớt chi phí mỗi khi cháu ốm đau, nhưng nghe nói thành phố lại không cấp cho trẻ em tạm trú. Công nhân như chúng tôi mấy người có hộ khẩu thành phố ? Trong một năm vất vả xa quê kiếm sống, có khi ba ngày Tết còn phải tính toán thật kỹ mới về thăm quê, đâu phải lúc nào cũng về quê làm thẻ BHYT cho cháu được…".
UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn người thân của trẻ về địa phương nơi có hộ khẩu thường trú để làm thẻ BHYT cho trẻ đã đẩy thêm khó khăn cho người tạm trú. Làm thẻ tại nơi có hộ khẩu, nhưng lại sống ở nơi tạm trú và khi cần khám, chữa bệnh không thể về nơi đăng ký khám, chữa bệnh theo BHYT được, buộc phải khám, chữa bệnh trái tuyến. Anh Ðỗ Văn Quân, quê Thanh Hóa , tạm trú tại quận 12, TP Hồ Chí Minh cho biết: Con anh năm nay ba tuổi và đã có thẻ BHYT do phường Hiệp Thành, quận 12 cấp. Nếu bị thu lại thẻ BHYT, rồi phải về quê làm lại thẻ cho cháu thì quả là rất khó. Hơn nữa, nếu làm thẻ BHYT ở quê, nhưng nếu cháu bị ốm, thì phải khám, chữa bệnh ở đây vẫn phải đóng tiền…
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh đã triển khai thông báo của UBND thành phố tới các quận, huyện; sắp tới sẽ họp với các quận, huyện và sở, ngành liên quan để nắm lại tình hình và đề xuất thành phố về việc cấp BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi tạm trú. Một cán bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: "Hiện nay, một số gia đình không chịu làm thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi, khi đưa trẻ đi khám bệnh, lại mang theo giấy khai sinh để chứng minh trẻ còn thuộc diện ưu đãi".
Khi chúng tôi hỏi về việc ngưng cấp thẻ BHYT cho trẻ tạm trú dưới sáu tuổi, đại diện của Bảo hiểm Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi chỉ biết cấp thẻ theo danh sách được đưa ra. Những đối tượng nào được cấp phải hỏi Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội". Thế nhưng, trước đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cụ thể: "Bảo hiểm Xã hội thành phố chủ trì phối hợp Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn liên sở về việc thực hiện BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi, trong đó cần quy định rõ đối tượng, thời điểm cấp thẻ BHYT, thời gian hưởng BHYT, quy trình thủ tục cấp thẻ, khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám và chữa bệnh…".
TP Hồ Chí Minh là một trong những nơi có số người tạm trú lớn nhất cả nước. Việc xây dựng các chính sách cần bảo đảm quyền lợi của người tạm trú, trong đó có trẻ em, nhất là hiện nay Nhà nước có nhiều chính sách chăm lo cho trẻ em và hướng tới BHYT toàn dân. Các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh cần sớm giải quyết thấu tình, đạt lý trong việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi là con các gia đình tạm trú, giúp họ đỡ bớt gánh nặng trong cuộc sống hằng ngày. (Nhân dân 2/7 – trang 8 và 6)
Viện phí có tăng kịch trần?
Dù khung viện phí mới vẫn đang trong quá trình xem xét nhưng thông tin hầu hết các bệnh viện đều xây dựng khung viện phí trình phê duyệt ở mức tối đa, bất chấp chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các tuyến điều trị, hạng bệnh viện đã khiến người bệnh càng thêm lo lắng.
Không "cào bằng" viện phí
Lý giải về khung giá viện phí do bệnh viện (BV) xây dựng, một số lãnh đạo BV cho rằng, trong 7 yếu tố cấu thành viện phí (nếu được tính đúng, tính đủ) thì khung viện phí liên bộ vừa ban hành mới chỉ tính đến 3 yếu tố: thuốc, dịch truyền, máu, vật tư – điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường – duy tu, bảo dưỡng thiết bị. Đây là những yếu tố mà BV nào cũng phải sử dụng nên việc thu ở giá tối đa của khung cũng là điều dễ hiểu. Không những thế, một số BV còn cho biết sau khi tính toán, giải trình từng dịch vụ kỹ thuật thì cũng có những dịch vụ kỹ thuật còn vượt cả khung giá tối đa.
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho rằng, trong danh mục dịch vụ khám, chữa bệnh vừa ban hành mới chỉ phân định được giá khám bệnh, giá một ngày giường bệnh. Vì vậy trước khi quyết định viện phí cho các BV thuộc Bộ Y tế quản lý, một hội đồng thẩm định giá viện phí sẽ tính toán, phân nhóm BV để quy định mức thu cụ thể đối với các kỹ thuật, thủ thuật. Cũng theo ông Liên, trên cơ sở mức viện phí tối đa của 447 dịch vụ y tế do liên bộ (Y tế, Tài chính, LĐ,TB&XH và BHXH Việt Nam) ban hành từ cuối tháng 4-2012, các BV hiện đã và đang xây dựng, hoàn tất khung giá và đề xuất mức thu dựa trên những tính toán về kỹ thuật của BV. "Với gần 40 BV trực thuộc Bộ Y tế, hiện Vụ Kế hoạch Tài chính đã nhận được khoảng 20 đề xuất điều chỉnh viện phí. Bộ Y tế sẽ xem xét khung giá do các BV thuộc bộ (BV hạng đặc biệt, BV hạng 1 ở trung ương) trình, UBND và HĐND tỉnh sẽ xem xét khung giá của BV thuộc địa phương quản lý. Nhanh nhất cũng phải đến tháng 7-2012, các BV tuyến trung ương mới có thể triển khai áp dụng viện phí mới. Còn tại địa phương có thể chậm hơn bởi khung giá này phải được thông qua tại kỳ họp HĐND vào tháng 7, 8 tới đây "- ông Liên cho hay.
Tuy nhiên, nói về việc các BV đề xuất khung giá kịch trần, đại diện Bộ Y tế khẳng định không có chuyện "cào bằng" viện phí vì cùng hạng như nhau nhưng ở trung ương và địa phương sẽ có những tính toán khác nhau. Theo ông Liên, với các BV hạng đặc biệt (Bạch Mai, Chợ Rẫy, TƯ Huế, 108) có thể sẽ được thu ở mức tối đa của khung giá bởi đây là những BV có sự phát triển tốt về chất lượng khám, chữa bệnh, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Thế nhưng, với các BV hạng một sẽ được chia thành các khối BV để quy định mức viện phí mới. Chẳng hạn BV Việt – Đức (Hà Nội) là BV hạng 1 nhưng mức thu viện phí có thể sẽ được duyệt cao hơn so với các BV hạng 1 khác như BV Đa khoa Uông Bí, BV Việt Nam – Thụy Điển (Quảng Ninh)…
Bảo đảm tính hợp lý
Trong khi đó, khi tìm hiểu việc xây dựng khung viện phí ở nhiều BV tuyến trung ương, lãnh đạo BV đều nói rằng đang chờ Bộ Y tế duyệt khung viện phí mới để BV có cơ sở thanh toán cho bệnh nhân BHYT. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, đang chờ Bộ Y tế phê duyệt khung viện phí mới mà BV này đã trình cách đây gần 2 tuần. Trong lúc chờ đợi hiện BV vẫn thu theo bảng giá cũ với bệnh nhân có BHYT. Tuy nhiên, ông Hiền cho rằng, BV Bạch Mai dù là một BV hạng đặc biệt, các dịch vụ kỹ thuật có thể được đề xuất ở mức viện phí tối đa của khung giá nhưng sau khi tính toán các chi phí thực tế, có nhiều dịch vụ BV chỉ đề xuất mức viện phí trên trung bình chứ không hẳn tất cả đều đề nghị duyệt ở mức cao nhất.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán (BV Việt – Đức) cho biết, khung viện phí mới cũng đã được BV hoàn tất và mới trình Bộ Y tế. Các dịch vụ y tế được BV tính toán cẩn thận với sự tham gia đóng góp của từng khoa, phòng, trong đó có nhiều dịch vụ được đề xuất ở mức tối đa như tiền ngày giường và tiền khám bệnh. "Chỉ tính riêng tiền chi cho vệ sinh khoảng 10 tỷ mỗi năm thì mức thu viện phí hiện tại với tiền giường bệnh mỗi ngày ở BV Việt – Đức không đủ chi cho khoản vệ sinh phòng bệnh, giường bệnh. Để tồn tại được BV đã phải lấy tiền thu phí ở các phòng bệnh dịch vụ bù sang phòng bệnh được BHYT chi trả", bà Hường giải thích. Tuy vậy, theo bà Hường, vẫn có nhiều dịch vụ BV xây dựng giá thấp hơn nhiều so với khung giá tối đa.
Trước thông tin nhiều BV đề xuất khung viện phí kịch trần, không ít bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo đều thấy lo lắng. Thực hiện giá viện phí mới là việc không thể không làm nhưng một đòi hỏi chính đáng từ phía người bệnh là khi điều chỉnh tăng viện phí, BV phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm phiền hà, giảm thủ tục hành chính tạo sự hài lòng cho người bệnh. (Hà Nội mới 2/7 – trang 5)
Phát hiện 2 lò quay heo bẩn
Trạm thú y Bình Chánh (TP.HCM) cho biết chiều 30.6 tổ liên ngành thú y của huyện kiểm tra tại khu nhà trọ địa chỉ C8/1A (ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh) phát hiện bà Âu Thị Chanh tổ chức lò quay heo lậu.
Tang vật vi phạm tại hiện trường có 7 con heo sữa (125 kg) và 214 kg thịt heo. Tổng cộng 339 kg thịt heo này không có giấy kiểm dịch, không có giấy kiểm soát giết mổ. Nghiêm trọng hơn, lô thịt bị bệnh xuất huyết.
Cùng ngày, tổ liên ngành thú y Bình Chánh phối hợp UBND xã Tân Kiên (H.Bình Chánh) kiểm tra, phát hiện ông Trương Thanh Tùng (ngụ C9/6 ấp 3 Tân Kiên) chuẩn bị quay lậu 8 con vịt làm sẵn và 70 kg thịt heo. Lô này không có giấy kiểm dịch. (Thanh niên 2/7 – trang 5):
Lập ban chỉ đạo phòng chống bệnh “lạ”
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế, UBND huyện Ba Tơ và các sở ngành liên quan thành lập ban chỉ đạo phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (còn gọi là bệnh “lạ”) cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Tỉnh cũng yêu cầu tăng cường việc thực hiện và giám sát các biện pháp can thiệp giảm mắc bệnh “lạ” tại xã Ba Điền, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn, vận động người dân trong vùng mắc bệnh thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để phòng bệnh.
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao UBND huyện Ba Tơ làm đầu mối tiếp nhận, điều phối lương thực và các sản phẩm dinh dưỡng; Sở Y tế tiếp nhận, điều phối việc cấp phát thuốc, vitamin và các sản phẩm dinh dưỡng từ các đơn vị y tế để cung cấp cho người dân vùng bệnh “lạ”.
Trước đó, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Khoa học – công nghệ xem xét và cho thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước về bệnh “lạ” tại huyện Ba Tơ. (Tuổi trẻ 2/7 – trang 2; An ninh Thủ đô 2/7 – trang 5)
Bệnh nhân sập bẫy phòng khám Trung Quốc kêu trời
Người bệnh phải chịu cảnh tiền mất tật mang khi đến chữa trị tại các phòng khám Trung Quốc và không có người bệnh nào được các phòng khám này lo… hậu sự cố.
Bệnh bé “xé” ra to
Sau khi xem những đoạn quảng cáo mà phòng khám đa khoa Đầm Sen ở đường Hòa Bình, Q.11, TPHCM “nổ” về bác sĩ Trung Quốc trị liệu hiệu quả các bệnh về sản phụ khoa, ngày 11- 5 chị Trần Thị T. ngụ ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tới chữa bệnh. Bác sĩ Ngô Lương Ngọc, tự giới thiệu đến từ Đài Loan khám cho chị.
“Khám xong, ông ta cho biết tôi bị huyết trắng, nguy cơ chuyển sang ung thư nếu không điều trị sớm. Thậm chí họ còn bảo rất dễ bị nhiễm HIV”- chị T. thuật lại.
Liệu trình chữa bệnh cho chị T., được các bác sĩ ở phòng khám đưa ra trong vòng 3 tháng. Theo đó, mỗi ngày phải truyền 3 chai dịch với 2 mũi thuốc và uống thêm một số thuốc khác.
Đến ngày 20-6, khi Thanh tra Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện nhiều bác sĩ “chui” người Trung Quốc tháo chạy thì chị T., đã chi phí cho phòng khám hơn 50 triệu đồng. Trong khi sang khám ở BV An Sinh TPHCM, chị T. được chẩn đoán chỉ bị viêm tuyến lộ, điều trị đơn giản và chi phí rất thấp.
Chị Chu Thị Hằng Ng., 41 tuổi ở Q. Tân Phú, TPHCM cũng chỉ bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng khi tới đây, “bác sĩ” Trung Quốc phán ung thư cổ tử cung buộc phải điều trị với phác đồ 20 ngày.
“Cũng truyền dịch ghi toàn chữ Trung Quốc với chích thuốc mà tôi không rõ thuốc gì. Nhưng vì họ trấn an thuốc này điều trị hiệu quả nên tôi tin.
Ai dè mới đây báo chí phản ánh toàn thuốc không nguồn gốc”-chị Ng. nói. Đóng hơn 10 triệu đồng cho phòng khám Đầm Sen nhưng khi đến đòi tiền lại chị Ng. chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối.
Bị dọa sắp chết đến nơi do ung thư từ bác sĩ Trung Quốc ở phòng khám Tràng An, Q. 11 nên chị Trần Hồng A. 45 tuổi ở Thuận An, tỉnh Bình Dương phải ráng chạy tiền để điều trị.
Chị A. cho biết, đến khi phát hiện sai phạm tại phòng khám này, chị sang khoa Phụ sản ở BV Đại học Y dược TPHCM thăm khám, làm các siêu âm và xét nghiệm mới biết mình bị buồng trứng đa nang chứ không phải ung thư như lời bác sĩ ở phòng khám khẳng định.
Rất may cho chị A. là mới điều trị được 5 ngày, tốn 12 triệu đồng. Mặc dù các xét nghiệm ở BV An Sinh đều không phát hiện ra tế bào ung thư nhưng chị Nguyễn D. H. 43 tuổi đến từ Long An được phòng khám Đông Phương “phán” ung thư tử cung, nguy hiểm đến tính mạng. Tin lời, chị H. cũng đóng 50% chi phí với số tiền 25 triệu đồng.
Mất tiền… ráng chịu!
Sau khi nhận được chiếc quạt nhựa in quảng cáo bác sĩ Trung Quốc khám bệnh nam khoa giỏi tại phòng khám Trung Nam ở đường 3-2, Q.11 từ tay một người phát tờ rơi, bà Trần Thị H. ở 30/3A, tổ 14, phường Linh Xuân, Q. Thủ Đức đưa con trai là Trần H.H. 20 tuổi đến trị bệnh đau rát đường tiểu.
Thông dịch viên cho biết bác sĩ Trần người Trung Quốc khám cho cháu H. “Bác sĩ Trần nói phải mổ cho cháu gấp nếu không sẽ bị vô sinh. Với giá mà bác sĩ này nói là khoảng 4 triệu đồng nên tôi chấp nhận”- chị H. kể.
Mổ xong, chị H. nhận được bịch thuốc viên màu đen được thông dịch viên yêu cầu về nấu thành nước và cho con uống hằng ngày. Mỗi ngày phải đưa cháu đến phòng khám này chiếu đèn tia hồng ngoại để trị dứt vi khuẩn vì sợ nhiễm trùng.
“Họ nói mổ 3,5 triệu đồng nhưng khi tính toán tiền công mổ với thuốc ngày đầu lên 10 triệu đồng”- chị H. nói. Làm nghề nhặt ve chai, cuộc sống khốn khó nhưng lo cho con nên chị H. phải chạy vạy tiền để điều trị cho con đủ 12 ngày không sẽ “bị nhiễm trùng và vô sinh” như lời bác sĩ dặn.
Sau 12 ngày điều trị, chi phí cho ca mổ đã lên 42 triệu đồng nhưng “của quý” của con vẫn bị sưng lên. Quá lo lắng, chị H. đưa con sang BV Bình Dân. Sau 3 ngày nằm viện với chi phí 3 triệu đồng, H. xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh.
“Tôi lên phòng khám Trung Nam gặp bác sĩ Trần, hỏi sao bên Bình Dân rẻ mà bệnh hết liền. Ông Trần nói: “Ăn phở ngoài đường phải khác tô phở ở khách sạn 5 sao chứ”- chị H. kể.
Chị Nguyễn Thị Anh T., ở xã An Phú, huyện Củ Chi cho biết, cách đây 15 ngày, chị đưa con gái 16 tuổi đến Phòng khám y học cổ truyền Đông Phương ở Cách Mạng Tháng 8, Q. Tân Bình khám trĩ.
Mặc dù không có chức năng cắt trĩ nhưng phòng khám này cũng mổ trĩ. Đến ngày 23-6, chị T. đến phòng khám này lấy thuốc theo hẹn, thì nhân viên cho biết, bác sĩ Trung Quốc đi vắng nên “cứ cho con gái ngâm nước nóng với muối hột để sát trùng vết thương”.
“Tôi đã đóng gần 30 triệu đồng cho ca mổ, giờ họ lại bảo dùng nước muối để rửa vết thương, quả là không chấp nhận được”- chị T. bức xúc. Chị đưa con gái sang BV Bình Dân để được chăm sóc, quay về phòng khám yêu cầu bồi thường, thì nhân viên cho biết, bác sĩ điều trị cho con chị đã nghỉ việc rồi.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 1-7, bác sĩ Phạm Kim Bình- quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, về chức năng, Sở Y tế chỉ kiểm tra chuyên môn, giấy phép hành nghề của các phòng khám, chứ không có chức năng đứng ra yêu cầu các cơ sở này bồi thường cho người bệnh. “Tuy nhiên, người bệnh nếu có cam kết về điều trị bệnh từ các phòng khám, có giấy tờ chứng minh đầy đủ đã điều trị ở đây thì có thể khởi kiện ra tòa”- bác sĩ Bình cho biết.
Sáng 1-7, tại xã Nam Chính (Nam Sách, Hải Dương), Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phát động Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng; Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế; Bùi Thanh Quyến, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế, UBND các tỉnh, thành phố…
Ngày 2-7-1958, Bác Hồ đã có bài viết về "vệ sinh yêu nước" đăng trên Báo Nhân Dân nhằm kêu gọi toàn thể người dân tích cực tham gia các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh. Trên cơ sở tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng và Nhà nước, ngành y tế đã vận dụng một cách sáng tạo, khoa học để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, nhất là công tác vệ sinh phòng bệnh góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được, còn có rất nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế. Ðó là việc môi trường sống ở nhiều nơi bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất, ô nhiễm do hóa chất… đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân, nhiều hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến hệ quả là hiện nay nhiều bệnh, dịch mới đang phát sinh, nhiều bệnh, dịch khác đang có xu hướng quay trở lại thời gian gần đây.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, cũng như triển khai phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 2-7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Ngày vệ sinh yêu nước nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động về vệ sinh đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam. Ðồng thời tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe.
Phát biểu ý kiến tại lễ phát động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định việc tổ chức lễ phát động Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân", là hết sức có ý nghĩa và đây là việc làm thiết thực thực hiện lời dạy của Bác Hồ về phong trào "Vệ sinh yêu nước", đồng thời với việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Ðảng và toàn xã hội. Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức phát động Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân. (Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước đăng số báo hôm nay).
Phát biểu ý kiến triển khai Phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân", Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc và toàn thể nhân dân quán triệt rõ việc Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm, việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị và mỗi người dân. Bộ Y tế là đơn vị đầu mối chỉ đạo phong trào, khẩn trương phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động bảo đảm phong trào hoạt động và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Ðào tạo, Thông tin và Truyền thông… UBND các tỉnh triển khai, thực hiện phong trào với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, nhất là việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và lồng ghép các chương trình có liên quan đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Tại lễ phát động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu đã dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Nam Chính, huyện Nam Sách; thăm, tặng quà Trạm Y tế xã Nam Chính và thăm giếng nước nhà bà Vương Thị Trịnh (nơi Bác Hồ về thăm năm 1965). (Nhân dân 2/7 – trang 3; Hà Nội mới 2/7 – trang 1; Thanh niên 2/7 – trang 2; Tuổi trẻ 2/7 – trang 2; Tiền phong 2/7 – trang 2; Nông thôn ngày nay 2/7 – trang 2; An ninh Thử đô 2/7 – trang 2; Gia đình & Xã hội 2/7 – trang 2,7,8,9)
Trẻ em dưới sáu tuổi tạm trú cần được cấp thẻ Bảo hiểm y tế
Thông tin TP Hồ Chí Minh không cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em tạm trú và thu hồi các thẻ đã cấp cho trẻ dưới sáu tuổi diện này khiến nhiều người dân băn khoăn, tác động không nhỏ đến một bộ phận dân cư ở thành phố có đông người tạm trú. Nhằm bảo đảm quyền lợi cho trẻ em tạm trú theo đúng chính sách của Nhà nước, các ngành chức năng liên quan sớm giải quyết việc này.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1-7, đối tượng được cấp thẻ BHYT là trẻ em dưới sáu tuổi có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh; giao các cơ quan liên quan rà soát, thu hồi các thẻ BHYT cấp sai đối tượng (trẻ tạm trú). Như vậy, những trẻ dưới sáu tuổi, con của các gia đình tạm trú sẽ không được cấp thẻ BHYT tại TP Hồ Chí Minh. Việc này khiến những người đang tạm trú bất ngờ vì Luật BHYT chỉ quy định nơi cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi là UBND phường, xã nơi cha, mẹ của trẻ cư trú (thường trú, tạm trú). TP Hồ Chí Minh hiện có hàng trăm nghìn người dân tạm trú, trong đó số đông là công nhân, người lao động đang gặp nhiều khó khăn. Ðã phải vất vả bươn chải từng ngày để mưu sinh, giờ đây họ còn canh cánh nỗi lo về việc khám, chữa bệnh cho con mình. Chị Nguyễn Ngọc Huệ, quê Quảng Nam, cho biết: "Hai vợ chồng tôi vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân được năm năm. Con tôi đã hơn bốn tuổi nhưng chưa làm thẻ BHYT cho cháu được, nên mỗi lần cháu bị bệnh phải khám dịch vụ tốn kém lắm. Tôi định làm thẻ BHYT cho cháu để bớt chi phí mỗi khi cháu ốm đau, nhưng nghe nói thành phố lại không cấp cho trẻ em tạm trú. Công nhân như chúng tôi mấy người có hộ khẩu thành phố ? Trong một năm vất vả xa quê kiếm sống, có khi ba ngày Tết còn phải tính toán thật kỹ mới về thăm quê, đâu phải lúc nào cũng về quê làm thẻ BHYT cho cháu được…".
UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn người thân của trẻ về địa phương nơi có hộ khẩu thường trú để làm thẻ BHYT cho trẻ đã đẩy thêm khó khăn cho người tạm trú. Làm thẻ tại nơi có hộ khẩu, nhưng lại sống ở nơi tạm trú và khi cần khám, chữa bệnh không thể về nơi đăng ký khám, chữa bệnh theo BHYT được, buộc phải khám, chữa bệnh trái tuyến. Anh Ðỗ Văn Quân, quê Thanh Hóa , tạm trú tại quận 12, TP Hồ Chí Minh cho biết: Con anh năm nay ba tuổi và đã có thẻ BHYT do phường Hiệp Thành, quận 12 cấp. Nếu bị thu lại thẻ BHYT, rồi phải về quê làm lại thẻ cho cháu thì quả là rất khó. Hơn nữa, nếu làm thẻ BHYT ở quê, nhưng nếu cháu bị ốm, thì phải khám, chữa bệnh ở đây vẫn phải đóng tiền…
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh đã triển khai thông báo của UBND thành phố tới các quận, huyện; sắp tới sẽ họp với các quận, huyện và sở, ngành liên quan để nắm lại tình hình và đề xuất thành phố về việc cấp BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi tạm trú. Một cán bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: "Hiện nay, một số gia đình không chịu làm thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi, khi đưa trẻ đi khám bệnh, lại mang theo giấy khai sinh để chứng minh trẻ còn thuộc diện ưu đãi".
Khi chúng tôi hỏi về việc ngưng cấp thẻ BHYT cho trẻ tạm trú dưới sáu tuổi, đại diện của Bảo hiểm Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng tôi chỉ biết cấp thẻ theo danh sách được đưa ra. Những đối tượng nào được cấp phải hỏi Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội". Thế nhưng, trước đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cụ thể: "Bảo hiểm Xã hội thành phố chủ trì phối hợp Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn liên sở về việc thực hiện BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi, trong đó cần quy định rõ đối tượng, thời điểm cấp thẻ BHYT, thời gian hưởng BHYT, quy trình thủ tục cấp thẻ, khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám và chữa bệnh…".
TP Hồ Chí Minh là một trong những nơi có số người tạm trú lớn nhất cả nước. Việc xây dựng các chính sách cần bảo đảm quyền lợi của người tạm trú, trong đó có trẻ em, nhất là hiện nay Nhà nước có nhiều chính sách chăm lo cho trẻ em và hướng tới BHYT toàn dân. Các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh cần sớm giải quyết thấu tình, đạt lý trong việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi là con các gia đình tạm trú, giúp họ đỡ bớt gánh nặng trong cuộc sống hằng ngày. (Nhân dân 2/7 – trang 8 và 6)
Viện phí có tăng kịch trần?
Dù khung viện phí mới vẫn đang trong quá trình xem xét nhưng thông tin hầu hết các bệnh viện đều xây dựng khung viện phí trình phê duyệt ở mức tối đa, bất chấp chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các tuyến điều trị, hạng bệnh viện đã khiến người bệnh càng thêm lo lắng.
Không "cào bằng" viện phí
Lý giải về khung giá viện phí do bệnh viện (BV) xây dựng, một số lãnh đạo BV cho rằng, trong 7 yếu tố cấu thành viện phí (nếu được tính đúng, tính đủ) thì khung viện phí liên bộ vừa ban hành mới chỉ tính đến 3 yếu tố: thuốc, dịch truyền, máu, vật tư – điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường – duy tu, bảo dưỡng thiết bị. Đây là những yếu tố mà BV nào cũng phải sử dụng nên việc thu ở giá tối đa của khung cũng là điều dễ hiểu. Không những thế, một số BV còn cho biết sau khi tính toán, giải trình từng dịch vụ kỹ thuật thì cũng có những dịch vụ kỹ thuật còn vượt cả khung giá tối đa.
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho rằng, trong danh mục dịch vụ khám, chữa bệnh vừa ban hành mới chỉ phân định được giá khám bệnh, giá một ngày giường bệnh. Vì vậy trước khi quyết định viện phí cho các BV thuộc Bộ Y tế quản lý, một hội đồng thẩm định giá viện phí sẽ tính toán, phân nhóm BV để quy định mức thu cụ thể đối với các kỹ thuật, thủ thuật. Cũng theo ông Liên, trên cơ sở mức viện phí tối đa của 447 dịch vụ y tế do liên bộ (Y tế, Tài chính, LĐ,TB&XH và BHXH Việt Nam) ban hành từ cuối tháng 4-2012, các BV hiện đã và đang xây dựng, hoàn tất khung giá và đề xuất mức thu dựa trên những tính toán về kỹ thuật của BV. "Với gần 40 BV trực thuộc Bộ Y tế, hiện Vụ Kế hoạch Tài chính đã nhận được khoảng 20 đề xuất điều chỉnh viện phí. Bộ Y tế sẽ xem xét khung giá do các BV thuộc bộ (BV hạng đặc biệt, BV hạng 1 ở trung ương) trình, UBND và HĐND tỉnh sẽ xem xét khung giá của BV thuộc địa phương quản lý. Nhanh nhất cũng phải đến tháng 7-2012, các BV tuyến trung ương mới có thể triển khai áp dụng viện phí mới. Còn tại địa phương có thể chậm hơn bởi khung giá này phải được thông qua tại kỳ họp HĐND vào tháng 7, 8 tới đây "- ông Liên cho hay.
Tuy nhiên, nói về việc các BV đề xuất khung giá kịch trần, đại diện Bộ Y tế khẳng định không có chuyện "cào bằng" viện phí vì cùng hạng như nhau nhưng ở trung ương và địa phương sẽ có những tính toán khác nhau. Theo ông Liên, với các BV hạng đặc biệt (Bạch Mai, Chợ Rẫy, TƯ Huế, 108) có thể sẽ được thu ở mức tối đa của khung giá bởi đây là những BV có sự phát triển tốt về chất lượng khám, chữa bệnh, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Thế nhưng, với các BV hạng một sẽ được chia thành các khối BV để quy định mức viện phí mới. Chẳng hạn BV Việt – Đức (Hà Nội) là BV hạng 1 nhưng mức thu viện phí có thể sẽ được duyệt cao hơn so với các BV hạng 1 khác như BV Đa khoa Uông Bí, BV Việt Nam – Thụy Điển (Quảng Ninh)…
Bảo đảm tính hợp lý
Trong khi đó, khi tìm hiểu việc xây dựng khung viện phí ở nhiều BV tuyến trung ương, lãnh đạo BV đều nói rằng đang chờ Bộ Y tế duyệt khung viện phí mới để BV có cơ sở thanh toán cho bệnh nhân BHYT. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, đang chờ Bộ Y tế phê duyệt khung viện phí mới mà BV này đã trình cách đây gần 2 tuần. Trong lúc chờ đợi hiện BV vẫn thu theo bảng giá cũ với bệnh nhân có BHYT. Tuy nhiên, ông Hiền cho rằng, BV Bạch Mai dù là một BV hạng đặc biệt, các dịch vụ kỹ thuật có thể được đề xuất ở mức viện phí tối đa của khung giá nhưng sau khi tính toán các chi phí thực tế, có nhiều dịch vụ BV chỉ đề xuất mức viện phí trên trung bình chứ không hẳn tất cả đều đề nghị duyệt ở mức cao nhất.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán (BV Việt – Đức) cho biết, khung viện phí mới cũng đã được BV hoàn tất và mới trình Bộ Y tế. Các dịch vụ y tế được BV tính toán cẩn thận với sự tham gia đóng góp của từng khoa, phòng, trong đó có nhiều dịch vụ được đề xuất ở mức tối đa như tiền ngày giường và tiền khám bệnh. "Chỉ tính riêng tiền chi cho vệ sinh khoảng 10 tỷ mỗi năm thì mức thu viện phí hiện tại với tiền giường bệnh mỗi ngày ở BV Việt – Đức không đủ chi cho khoản vệ sinh phòng bệnh, giường bệnh. Để tồn tại được BV đã phải lấy tiền thu phí ở các phòng bệnh dịch vụ bù sang phòng bệnh được BHYT chi trả", bà Hường giải thích. Tuy vậy, theo bà Hường, vẫn có nhiều dịch vụ BV xây dựng giá thấp hơn nhiều so với khung giá tối đa.
Trước thông tin nhiều BV đề xuất khung viện phí kịch trần, không ít bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo đều thấy lo lắng. Thực hiện giá viện phí mới là việc không thể không làm nhưng một đòi hỏi chính đáng từ phía người bệnh là khi điều chỉnh tăng viện phí, BV phải nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm phiền hà, giảm thủ tục hành chính tạo sự hài lòng cho người bệnh. (Hà Nội mới 2/7 – trang 5)
Phát hiện 2 lò quay heo bẩn
Trạm thú y Bình Chánh (TP.HCM) cho biết chiều 30.6 tổ liên ngành thú y của huyện kiểm tra tại khu nhà trọ địa chỉ C8/1A (ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh) phát hiện bà Âu Thị Chanh tổ chức lò quay heo lậu.
Tang vật vi phạm tại hiện trường có 7 con heo sữa (125 kg) và 214 kg thịt heo. Tổng cộng 339 kg thịt heo này không có giấy kiểm dịch, không có giấy kiểm soát giết mổ. Nghiêm trọng hơn, lô thịt bị bệnh xuất huyết.
Cùng ngày, tổ liên ngành thú y Bình Chánh phối hợp UBND xã Tân Kiên (H.Bình Chánh) kiểm tra, phát hiện ông Trương Thanh Tùng (ngụ C9/6 ấp 3 Tân Kiên) chuẩn bị quay lậu 8 con vịt làm sẵn và 70 kg thịt heo. Lô này không có giấy kiểm dịch. (Thanh niên 2/7 – trang 5):
Lập ban chỉ đạo phòng chống bệnh “lạ”
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế, UBND huyện Ba Tơ và các sở ngành liên quan thành lập ban chỉ đạo phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (còn gọi là bệnh “lạ”) cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Tỉnh cũng yêu cầu tăng cường việc thực hiện và giám sát các biện pháp can thiệp giảm mắc bệnh “lạ” tại xã Ba Điền, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, hướng dẫn, vận động người dân trong vùng mắc bệnh thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để phòng bệnh.
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao UBND huyện Ba Tơ làm đầu mối tiếp nhận, điều phối lương thực và các sản phẩm dinh dưỡng; Sở Y tế tiếp nhận, điều phối việc cấp phát thuốc, vitamin và các sản phẩm dinh dưỡng từ các đơn vị y tế để cung cấp cho người dân vùng bệnh “lạ”.
Trước đó, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Khoa học – công nghệ xem xét và cho thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước về bệnh “lạ” tại huyện Ba Tơ. (Tuổi trẻ 2/7 – trang 2; An ninh Thủ đô 2/7 – trang 5)
Bệnh nhân sập bẫy phòng khám Trung Quốc kêu trời
Người bệnh phải chịu cảnh tiền mất tật mang khi đến chữa trị tại các phòng khám Trung Quốc và không có người bệnh nào được các phòng khám này lo… hậu sự cố.
Bệnh bé “xé” ra to
Sau khi xem những đoạn quảng cáo mà phòng khám đa khoa Đầm Sen ở đường Hòa Bình, Q.11, TPHCM “nổ” về bác sĩ Trung Quốc trị liệu hiệu quả các bệnh về sản phụ khoa, ngày 11- 5 chị Trần Thị T. ngụ ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tới chữa bệnh. Bác sĩ Ngô Lương Ngọc, tự giới thiệu đến từ Đài Loan khám cho chị.
“Khám xong, ông ta cho biết tôi bị huyết trắng, nguy cơ chuyển sang ung thư nếu không điều trị sớm. Thậm chí họ còn bảo rất dễ bị nhiễm HIV”- chị T. thuật lại.
Liệu trình chữa bệnh cho chị T., được các bác sĩ ở phòng khám đưa ra trong vòng 3 tháng. Theo đó, mỗi ngày phải truyền 3 chai dịch với 2 mũi thuốc và uống thêm một số thuốc khác.
Đến ngày 20-6, khi Thanh tra Sở Y tế TPHCM kiểm tra và phát hiện nhiều bác sĩ “chui” người Trung Quốc tháo chạy thì chị T., đã chi phí cho phòng khám hơn 50 triệu đồng. Trong khi sang khám ở BV An Sinh TPHCM, chị T. được chẩn đoán chỉ bị viêm tuyến lộ, điều trị đơn giản và chi phí rất thấp.
Chị Chu Thị Hằng Ng., 41 tuổi ở Q. Tân Phú, TPHCM cũng chỉ bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng khi tới đây, “bác sĩ” Trung Quốc phán ung thư cổ tử cung buộc phải điều trị với phác đồ 20 ngày.
“Cũng truyền dịch ghi toàn chữ Trung Quốc với chích thuốc mà tôi không rõ thuốc gì. Nhưng vì họ trấn an thuốc này điều trị hiệu quả nên tôi tin.
Ai dè mới đây báo chí phản ánh toàn thuốc không nguồn gốc”-chị Ng. nói. Đóng hơn 10 triệu đồng cho phòng khám Đầm Sen nhưng khi đến đòi tiền lại chị Ng. chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối.
Bị dọa sắp chết đến nơi do ung thư từ bác sĩ Trung Quốc ở phòng khám Tràng An, Q. 11 nên chị Trần Hồng A. 45 tuổi ở Thuận An, tỉnh Bình Dương phải ráng chạy tiền để điều trị.
Chị A. cho biết, đến khi phát hiện sai phạm tại phòng khám này, chị sang khoa Phụ sản ở BV Đại học Y dược TPHCM thăm khám, làm các siêu âm và xét nghiệm mới biết mình bị buồng trứng đa nang chứ không phải ung thư như lời bác sĩ ở phòng khám khẳng định.
Rất may cho chị A. là mới điều trị được 5 ngày, tốn 12 triệu đồng. Mặc dù các xét nghiệm ở BV An Sinh đều không phát hiện ra tế bào ung thư nhưng chị Nguyễn D. H. 43 tuổi đến từ Long An được phòng khám Đông Phương “phán” ung thư tử cung, nguy hiểm đến tính mạng. Tin lời, chị H. cũng đóng 50% chi phí với số tiền 25 triệu đồng.
Mất tiền… ráng chịu!
Sau khi nhận được chiếc quạt nhựa in quảng cáo bác sĩ Trung Quốc khám bệnh nam khoa giỏi tại phòng khám Trung Nam ở đường 3-2, Q.11 từ tay một người phát tờ rơi, bà Trần Thị H. ở 30/3A, tổ 14, phường Linh Xuân, Q. Thủ Đức đưa con trai là Trần H.H. 20 tuổi đến trị bệnh đau rát đường tiểu.
Thông dịch viên cho biết bác sĩ Trần người Trung Quốc khám cho cháu H. “Bác sĩ Trần nói phải mổ cho cháu gấp nếu không sẽ bị vô sinh. Với giá mà bác sĩ này nói là khoảng 4 triệu đồng nên tôi chấp nhận”- chị H. kể.
Mổ xong, chị H. nhận được bịch thuốc viên màu đen được thông dịch viên yêu cầu về nấu thành nước và cho con uống hằng ngày. Mỗi ngày phải đưa cháu đến phòng khám này chiếu đèn tia hồng ngoại để trị dứt vi khuẩn vì sợ nhiễm trùng.
“Họ nói mổ 3,5 triệu đồng nhưng khi tính toán tiền công mổ với thuốc ngày đầu lên 10 triệu đồng”- chị H. nói. Làm nghề nhặt ve chai, cuộc sống khốn khó nhưng lo cho con nên chị H. phải chạy vạy tiền để điều trị cho con đủ 12 ngày không sẽ “bị nhiễm trùng và vô sinh” như lời bác sĩ dặn.
Sau 12 ngày điều trị, chi phí cho ca mổ đã lên 42 triệu đồng nhưng “của quý” của con vẫn bị sưng lên. Quá lo lắng, chị H. đưa con sang BV Bình Dân. Sau 3 ngày nằm viện với chi phí 3 triệu đồng, H. xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh.
“Tôi lên phòng khám Trung Nam gặp bác sĩ Trần, hỏi sao bên Bình Dân rẻ mà bệnh hết liền. Ông Trần nói: “Ăn phở ngoài đường phải khác tô phở ở khách sạn 5 sao chứ”- chị H. kể.
Chị Nguyễn Thị Anh T., ở xã An Phú, huyện Củ Chi cho biết, cách đây 15 ngày, chị đưa con gái 16 tuổi đến Phòng khám y học cổ truyền Đông Phương ở Cách Mạng Tháng 8, Q. Tân Bình khám trĩ.
Mặc dù không có chức năng cắt trĩ nhưng phòng khám này cũng mổ trĩ. Đến ngày 23-6, chị T. đến phòng khám này lấy thuốc theo hẹn, thì nhân viên cho biết, bác sĩ Trung Quốc đi vắng nên “cứ cho con gái ngâm nước nóng với muối hột để sát trùng vết thương”.
“Tôi đã đóng gần 30 triệu đồng cho ca mổ, giờ họ lại bảo dùng nước muối để rửa vết thương, quả là không chấp nhận được”- chị T. bức xúc. Chị đưa con gái sang BV Bình Dân để được chăm sóc, quay về phòng khám yêu cầu bồi thường, thì nhân viên cho biết, bác sĩ điều trị cho con chị đã nghỉ việc rồi.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 1-7, bác sĩ Phạm Kim Bình- quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, về chức năng, Sở Y tế chỉ kiểm tra chuyên môn, giấy phép hành nghề của các phòng khám, chứ không có chức năng đứng ra yêu cầu các cơ sở này bồi thường cho người bệnh. “Tuy nhiên, người bệnh nếu có cam kết về điều trị bệnh từ các phòng khám, có giấy tờ chứng minh đầy đủ đã điều trị ở đây thì có thể khởi kiện ra tòa”- bác sĩ Bình cho biết.
Phạt 2 phòng khám Trung Quốc vi phạm môi trường Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường- Bộ Công an vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với hai phòng khám Y học Trung Quốc (141 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận) và Phòng khám đa khoa quốc tế Trung Nam (1509 đường Ba Tháng Hai, Q.11, TPHCM) với tổng số tiền 270 triệu đồng. 2 phòng khám này bị phát hiện không có bản cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường không được xác nhận theo quy định; không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc chất thải khác; không bố trí nơi an toàn để lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại. |
(Tiền phong 2/7 – trang 4)
Bộ Y tế triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân: Đề xuất mua BHYT cho tất cả người cận nghèo
Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) về các giải pháp để toàn dân tham gia BHYT.
Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến 2020 đang chờ Chính phủ phê duyệt.
Bà Tống Thị Song Hương cho biết: Đến hết năm 2011, đã có tới 63,7% người dân tham gia BHYT. Trong số này có đến khoảng 14 triệu người nghèo và dân tộc thiểu số, khoảng 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi và các nhóm đối tượng chính sách xã hội khác được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí và chỉ phải đồng chi trả 5% khi khám chữa bệnh (KCB).
Bộ Y tế cũng đang từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở nên nhiều địa phương người bệnh có thể đăng ký khám bệnh có thẻ BHYT từ tuyến xã.
Có một thực trạng, người có tiền thì không muốn khám BHYT, người không có tiền mà có nhu cầu khám lại không mua thẻ BHYT. Theo bà, nguyên nhân là do đâu?
– Chúng tôi đã phân tích, sắp xếp thành các nhóm đối tượng cụ thể, bao gồm nhóm tự nguyện (nông dân, lao động làng nghề) vẫn còn 74% chưa tham gia, nhóm người lao động trong doanh nghiệp còn 49% chưa tham gia, nhóm cận nghèo còn 75%, nhóm bắt buộc tham gia BHYT nhưng chưa tham gia đầy đủ là nhóm học sinh – sinh viên và trẻ dưới 6 tuổi vẫn còn khoảng 20% chưa tham gia.
Mỗi nhóm đều có nguyên nhân cụ thể, như doanh nghiệp trốn đóng BHYT, người lao động chưa biết quyền của mình về BHYT, việc vận động học sinh – sinh viên tham gia BHYT chưa sát sao, việc lập danh sách cho trẻ dưới 6 tuổi chậm trễ.
Người nông dân chưa ý thức được quyền lợi của mình nên không tham gia hoặc đợi đến khi có bệnh mới tham gia. Người cận nghèo cũng không hơn người nghèo là mấy nên cho dù đã được hỗ trợ từ 50-70% phí thẻ BHYT nhưng họ vẫn không có tiền tham gia…
Vẫn còn khoảng 20% trẻ em dưới 6 tuổi (gần 2 triệu em) chưa được cấp thẻ BHYT. Nguyên nhân do đâu và cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho các em?
– Phải khẳng định ngay là các em chưa có thẻ BHYT nhưng vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi khám bệnh miễn phí nếu có đủ giấy khai sinh chứng minh các em dưới 6 tuổi. Nguyên nhân chậm trễ là do sự phối hợp giữa Sở LĐTBXH và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) chưa được chặt chẽ, trẻ mới sinh lại do UBND phường xã kê khai nên xảy ra tình trạng danh sách làm thẻ chưa đầy đủ.
Thậm chí ở nhiều địa phương, trẻ dưới 3 tháng tuổi vẫn chưa được khai sinh, lại không sống ở nơi thường trú. Vì thế, việc cấp thẻ BHYT cho các em chậm hoặc không được làm thẻ… Thời gian tới, chúng tôi cũng đề xuất với BHYT làm tốt công tác phối hợp với các UBND phường, xã để nắm đầy đủ thông tin, danh sách về trẻ dưới 6 tuổi.
Dư luận đang bức xúc việc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có quyết định không cấp thẻ BHYT đối với trẻ tạm trú. Ý kiến của bà về việc này?
– Ngay khi có thông tin đó, Vụ BHYT đã phối hợp với BHXH tìm hiểu. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH TP.Hồ Chí Minh dừng ngay việc đó, đồng thời rút kinh nghiệm để việc này không lặp lại ở các địa phương khác. Trong luật cũng đã quy định, chỉ cần có đăng ký tạm trú là bố mẹ có thể đăng ký cấp thẻ BHYT cho con của mình ở tại phường sở tại.
Ngoài các chính sách đã có, tới đây Bộ Y tế có các giải pháp nào để khuyến khích người dân tham gia BHYT?
– Thời gian qua Bộ Y tế đã đề ra một loạt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT như cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh, nâng cao y đức, giảm quá tải bệnh viện… Đồng thời, đầu tư, nâng cấp các cơ sở KCB tuyến dưới, phân tuyến kỹ thuật rõ ràng…
Đề án Bảo hiểm y tế toàn dân đang chờ được Chính phủ phê duyệt. Thưa bà, đề án nhằm vào các mục tiêu nào?
– Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nguyên nhân khiến cho BHYT chưa thể lan tỏa trong người dân, chúng tôi đã vạch ra các biện pháp thích ứng đối với từng nhóm cụ thể. Năm 2010, nhóm học sinh-sinh viên đã phải bắt buộc tham gia BHYT.
Cuối năm 2012, đối tượng các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp phải tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc. Và đến 2014, sẽ huy động tất cả các nhóm bắt buộc tham gia BHYT.
Mục tiêu của đề án là đến năm 2015 đạt trên 75% dân số tham gia BHYT, năm 2020 là 85%, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Cụ thể người cận nghèo sẽ tham gia 50% vào năm 2015; 79% vào năm 2020, học sinh – sinh viên tham gia 100% năm 2015, hộ gia đình nông dân có mức sống trung bình sẽ tham gia BHYT đạt 40% năm 2015, 65% năm 2020, lao động trong doanh nghiệp đạt 75% năm 2015, 90% năm 2020.
Việc Thủ tướng vừa ký quyết định nâng mức hỗ trợ phí thẻ BHYT từ 50 lên 70% đối với các đối tượng cận nghèo có phải để hiện thực hóa dần các mục tiêu như dự thảo đề ra?
– Việc hỗ trợ 70% phí mua thẻ đối với các hộ nghèo đã được các tỉnh thực hiện từ đầu năm. Nhưng quyết định của Thủ tướng là một quyết tâm của Chính phủ để Bộ Y tế thực hiện Đề án BHYT toàn dân.
Một số địa phương tùy vào tình hình ngân sách còn hỗ trợ người nghèo đến 85-90%. Như vậy gần 6 triệu người cận nghèo sẽ có cơ hội tiếp cận với BHYT, đảm bảo quyền lợi của họ.
Tuy nhiên, đối với nhóm đối tượng này, cần phải tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền lợi khi tham gia BHYT để họ chủ động tham gia BHYT chứ không phải chờ đến lúc ốm nặng mới đi mua thẻ.
Bộ Y tế cũng đang đề xuất sẽ chủ động mua thẻ cho tất cả người cận nghèo, đến khi họ đi KCB, chỉ cần nộp thêm 30% mệnh giá của thẻ là có thể khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT được ngay.
Nhưng thực tế là người dân vẫn chưa hài lòng với chất lượng KCB ở các cơ sở y tế ban đầu nên họ không thích tham gia BHYT…
– Việc đăng ký KCB có BHYT tại các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường trở lên là nhằm sàng lọc, phân loại bệnh. Nếu chỉ là viêm mũi, cảm cúm thì trạm y tế xã, phường thừa sức xử lý. Còn các ca bệnh nặng hơn thì mới chuyển lên tuyến huyện, tuyến tỉnh, hay trung ương.
Việc phân loại như vậy cũng là biện pháp nhằm giảm quá tải bệnh viện. Thời gian tới, Bộ Y tế cũng sẽ thí điểm mô hình: Người có thẻ BHYT muốn vượt tuyến thì phải đồng chi trả từ 30-50% viện phí (thay vì 20% nếu như khám đúng tuyến). (Nông thôn ngày nay 2/7 – trang 3)
Sản phụ sinh 4 ở TP HCM: Bạc mặt chạy tiền nuôi con
Sản phụ sinh 4 ở TP HCM đã xuất viện khỏe mạnh, 4 cháu bé vẫn còn nằm dưỡng trong lồng kính. Nỗi lo gạo tiền nuôi con đang xâm chiếm tâm trí đôi vợ chồng này… (xem thêm Gia đình & Xã hội 2/7 – trang 13)
Cứu chữa kịp thời một người nước ngoài bị bệnh gút hiếm gặp
Ngày 1.7, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vũ Anh (số 15 -16 Phan Văn Trị, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết đã kịp thời chữa trị cho một người đàn ông nước ngoài mắc bệnh gút đang trong quá trình suy yếu về sức khỏe.
Bệnh nhân là ông Otobankens (62 tuổi, quốc tịch Hà Lan), được chuyển đến trong tình trạng sốt cao, rét run, trụy mạch… Vùng hoại tử khối u ở đầu phía bên phải trán có hạt tophy (đường kính 15 cm) bốc mùi hôi thối và có nhiều giòi, vùng tay chân bệnh nhân (đặc biệt là vùng khuỷu tay và khuỷu chân) cũng xuất hiện nhiều hạt tophy gây biến dạng và hạn chế vận động (ảnh).
Các bác sĩ đã xét nghiệm và chẩn đoán, ông Otobankens bị sốc nhiễm khuẩn do nhiễm trùng khối u vỡ ở đỉnh đầu. Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện để điều trị bằng kháng sinh, vận mạch, cắt lọc, làm sạch vết thương hoại tử và các chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng. Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện, hiện ông Otobankens đã hết sốt, chức năng thận hoạt động trở lại bình thường. Người trực tiếp điều trị cho ông Otobankens – bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, vết thương khô, sinh hiệu ổn định. Bệnh nhân có chỉ định cắt khối u và ghép da vùng trán đỉnh trong thời gian tới. Theo bác sĩ Hà, đây là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đạm bệnh gút hiếm gặp với những biến chứng nặng nề, gây biến dạng khớp, nhiễm trùng, hoại tử.
Được biết, ông Otobankens đến điều trị không có người thân thích, không có bảo hiểm. Do vậy tiền thuốc men điều trị và những chi phí phát sinh bệnh viện phải lo hết. “Hiện tại bệnh viện đã tích cực điều trị kịp thời để cứu bệnh nhân, đồng thời tìm cách liên hệ với Lãnh sự quán Hà Lan tại Việt Nam để có cách hỗ trợ cho ông Otobankens trong thời gian sớm nhất”, bác sĩ Hà cho biết. (Thanh niên 2/7 – trang 4)
Bộ Y tế triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân: Đề xuất mua BHYT cho tất cả người cận nghèo
Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) về các giải pháp để toàn dân tham gia BHYT.
Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến 2020 đang chờ Chính phủ phê duyệt.
Bà Tống Thị Song Hương cho biết: Đến hết năm 2011, đã có tới 63,7% người dân tham gia BHYT. Trong số này có đến khoảng 14 triệu người nghèo và dân tộc thiểu số, khoảng 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi và các nhóm đối tượng chính sách xã hội khác được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí và chỉ phải đồng chi trả 5% khi khám chữa bệnh (KCB).
Bộ Y tế cũng đang từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở nên nhiều địa phương người bệnh có thể đăng ký khám bệnh có thẻ BHYT từ tuyến xã.
Có một thực trạng, người có tiền thì không muốn khám BHYT, người không có tiền mà có nhu cầu khám lại không mua thẻ BHYT. Theo bà, nguyên nhân là do đâu?
– Chúng tôi đã phân tích, sắp xếp thành các nhóm đối tượng cụ thể, bao gồm nhóm tự nguyện (nông dân, lao động làng nghề) vẫn còn 74% chưa tham gia, nhóm người lao động trong doanh nghiệp còn 49% chưa tham gia, nhóm cận nghèo còn 75%, nhóm bắt buộc tham gia BHYT nhưng chưa tham gia đầy đủ là nhóm học sinh – sinh viên và trẻ dưới 6 tuổi vẫn còn khoảng 20% chưa tham gia.
Mỗi nhóm đều có nguyên nhân cụ thể, như doanh nghiệp trốn đóng BHYT, người lao động chưa biết quyền của mình về BHYT, việc vận động học sinh – sinh viên tham gia BHYT chưa sát sao, việc lập danh sách cho trẻ dưới 6 tuổi chậm trễ.
Người nông dân chưa ý thức được quyền lợi của mình nên không tham gia hoặc đợi đến khi có bệnh mới tham gia. Người cận nghèo cũng không hơn người nghèo là mấy nên cho dù đã được hỗ trợ từ 50-70% phí thẻ BHYT nhưng họ vẫn không có tiền tham gia…
Vẫn còn khoảng 20% trẻ em dưới 6 tuổi (gần 2 triệu em) chưa được cấp thẻ BHYT. Nguyên nhân do đâu và cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho các em?
– Phải khẳng định ngay là các em chưa có thẻ BHYT nhưng vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi khám bệnh miễn phí nếu có đủ giấy khai sinh chứng minh các em dưới 6 tuổi. Nguyên nhân chậm trễ là do sự phối hợp giữa Sở LĐTBXH và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) chưa được chặt chẽ, trẻ mới sinh lại do UBND phường xã kê khai nên xảy ra tình trạng danh sách làm thẻ chưa đầy đủ.
Thậm chí ở nhiều địa phương, trẻ dưới 3 tháng tuổi vẫn chưa được khai sinh, lại không sống ở nơi thường trú. Vì thế, việc cấp thẻ BHYT cho các em chậm hoặc không được làm thẻ… Thời gian tới, chúng tôi cũng đề xuất với BHYT làm tốt công tác phối hợp với các UBND phường, xã để nắm đầy đủ thông tin, danh sách về trẻ dưới 6 tuổi.
Dư luận đang bức xúc việc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có quyết định không cấp thẻ BHYT đối với trẻ tạm trú. Ý kiến của bà về việc này?
– Ngay khi có thông tin đó, Vụ BHYT đã phối hợp với BHXH tìm hiểu. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH TP.Hồ Chí Minh dừng ngay việc đó, đồng thời rút kinh nghiệm để việc này không lặp lại ở các địa phương khác. Trong luật cũng đã quy định, chỉ cần có đăng ký tạm trú là bố mẹ có thể đăng ký cấp thẻ BHYT cho con của mình ở tại phường sở tại.
Ngoài các chính sách đã có, tới đây Bộ Y tế có các giải pháp nào để khuyến khích người dân tham gia BHYT?
– Thời gian qua Bộ Y tế đã đề ra một loạt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT như cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh, nâng cao y đức, giảm quá tải bệnh viện… Đồng thời, đầu tư, nâng cấp các cơ sở KCB tuyến dưới, phân tuyến kỹ thuật rõ ràng…
Đề án Bảo hiểm y tế toàn dân đang chờ được Chính phủ phê duyệt. Thưa bà, đề án nhằm vào các mục tiêu nào?
– Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nguyên nhân khiến cho BHYT chưa thể lan tỏa trong người dân, chúng tôi đã vạch ra các biện pháp thích ứng đối với từng nhóm cụ thể. Năm 2010, nhóm học sinh-sinh viên đã phải bắt buộc tham gia BHYT.
Cuối năm 2012, đối tượng các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp phải tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc. Và đến 2014, sẽ huy động tất cả các nhóm bắt buộc tham gia BHYT.
Mục tiêu của đề án là đến năm 2015 đạt trên 75% dân số tham gia BHYT, năm 2020 là 85%, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Cụ thể người cận nghèo sẽ tham gia 50% vào năm 2015; 79% vào năm 2020, học sinh – sinh viên tham gia 100% năm 2015, hộ gia đình nông dân có mức sống trung bình sẽ tham gia BHYT đạt 40% năm 2015, 65% năm 2020, lao động trong doanh nghiệp đạt 75% năm 2015, 90% năm 2020.
Việc Thủ tướng vừa ký quyết định nâng mức hỗ trợ phí thẻ BHYT từ 50 lên 70% đối với các đối tượng cận nghèo có phải để hiện thực hóa dần các mục tiêu như dự thảo đề ra?
– Việc hỗ trợ 70% phí mua thẻ đối với các hộ nghèo đã được các tỉnh thực hiện từ đầu năm. Nhưng quyết định của Thủ tướng là một quyết tâm của Chính phủ để Bộ Y tế thực hiện Đề án BHYT toàn dân.
Một số địa phương tùy vào tình hình ngân sách còn hỗ trợ người nghèo đến 85-90%. Như vậy gần 6 triệu người cận nghèo sẽ có cơ hội tiếp cận với BHYT, đảm bảo quyền lợi của họ.
Tuy nhiên, đối với nhóm đối tượng này, cần phải tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền lợi khi tham gia BHYT để họ chủ động tham gia BHYT chứ không phải chờ đến lúc ốm nặng mới đi mua thẻ.
Bộ Y tế cũng đang đề xuất sẽ chủ động mua thẻ cho tất cả người cận nghèo, đến khi họ đi KCB, chỉ cần nộp thêm 30% mệnh giá của thẻ là có thể khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT được ngay.
Nhưng thực tế là người dân vẫn chưa hài lòng với chất lượng KCB ở các cơ sở y tế ban đầu nên họ không thích tham gia BHYT…
– Việc đăng ký KCB có BHYT tại các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường trở lên là nhằm sàng lọc, phân loại bệnh. Nếu chỉ là viêm mũi, cảm cúm thì trạm y tế xã, phường thừa sức xử lý. Còn các ca bệnh nặng hơn thì mới chuyển lên tuyến huyện, tuyến tỉnh, hay trung ương.
Việc phân loại như vậy cũng là biện pháp nhằm giảm quá tải bệnh viện. Thời gian tới, Bộ Y tế cũng sẽ thí điểm mô hình: Người có thẻ BHYT muốn vượt tuyến thì phải đồng chi trả từ 30-50% viện phí (thay vì 20% nếu như khám đúng tuyến). (Nông thôn ngày nay 2/7 – trang 3)
Sản phụ sinh 4 ở TP HCM: Bạc mặt chạy tiền nuôi con
Sản phụ sinh 4 ở TP HCM đã xuất viện khỏe mạnh, 4 cháu bé vẫn còn nằm dưỡng trong lồng kính. Nỗi lo gạo tiền nuôi con đang xâm chiếm tâm trí đôi vợ chồng này… (xem thêm Gia đình & Xã hội 2/7 – trang 13)
Cứu chữa kịp thời một người nước ngoài bị bệnh gút hiếm gặp
Ngày 1.7, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vũ Anh (số 15 -16 Phan Văn Trị, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết đã kịp thời chữa trị cho một người đàn ông nước ngoài mắc bệnh gút đang trong quá trình suy yếu về sức khỏe.
Bệnh nhân là ông Otobankens (62 tuổi, quốc tịch Hà Lan), được chuyển đến trong tình trạng sốt cao, rét run, trụy mạch… Vùng hoại tử khối u ở đầu phía bên phải trán có hạt tophy (đường kính 15 cm) bốc mùi hôi thối và có nhiều giòi, vùng tay chân bệnh nhân (đặc biệt là vùng khuỷu tay và khuỷu chân) cũng xuất hiện nhiều hạt tophy gây biến dạng và hạn chế vận động (ảnh).
Các bác sĩ đã xét nghiệm và chẩn đoán, ông Otobankens bị sốc nhiễm khuẩn do nhiễm trùng khối u vỡ ở đỉnh đầu. Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện để điều trị bằng kháng sinh, vận mạch, cắt lọc, làm sạch vết thương hoại tử và các chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng. Sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện, hiện ông Otobankens đã hết sốt, chức năng thận hoạt động trở lại bình thường. Người trực tiếp điều trị cho ông Otobankens – bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, hiện tại bệnh nhân đã tỉnh táo, vết thương khô, sinh hiệu ổn định. Bệnh nhân có chỉ định cắt khối u và ghép da vùng trán đỉnh trong thời gian tới. Theo bác sĩ Hà, đây là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đạm bệnh gút hiếm gặp với những biến chứng nặng nề, gây biến dạng khớp, nhiễm trùng, hoại tử.
Được biết, ông Otobankens đến điều trị không có người thân thích, không có bảo hiểm. Do vậy tiền thuốc men điều trị và những chi phí phát sinh bệnh viện phải lo hết. “Hiện tại bệnh viện đã tích cực điều trị kịp thời để cứu bệnh nhân, đồng thời tìm cách liên hệ với Lãnh sự quán Hà Lan tại Việt Nam để có cách hỗ trợ cho ông Otobankens trong thời gian sớm nhất”, bác sĩ Hà cho biết. (Thanh niên 2/7 – trang 4)