Trang chủ » Danh y xưa và nay » Đội ngũ tri thức bậc cao ngành Y tế hiện đại » GS.TS. TRỊNH QUÂN HUẤN

GS.TS. TRỊNH QUÂN HUẤN

Sinh ngày 22 tháng 5 năm 1951
Quê quán: Yên Định, Thanh Hóa.
Nơi ở: 12/70, Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội.
Điện thoại: 84.916596959
E- mail: tqhuanmail@yahoo.com

 
Chức vụ: Thứ trưởng Bộ Y tế, Kiêm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
Đơn vị công tác: Bộ Y tế
Cống hiến khoa học: Tháng 9/1971, anh sinh viên Trịnh Quân Huấn nhập ngũ và lên đường vào chiến trường B khi mới bước vào năm thứ 4 Đại học Y Hà Nội. Đất nước giải phóng, anh trở về với giảng đường đại học là thương binh ¾. Với những cố gắng nỗ lực của bản thân và niềm say mê nghiên cứu khoa học, hơn 30 năm sau, người sinh viên chiến sĩ ấy đã trở thành giáo sư, tiến sĩ, một trong những chuyên gia đầu ngành y tế dự phòng. Hiện ông đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.

          Từ năm 1995, GS.TS Trịnh Quân Huấn bắt đầu tham gia công tác quản lý với nhiều vị trí quan trọng: Phó vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ y tế dự phòng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng… Mặc dù trên cương vị làm công tác quản lý, nhưng ông vẫn cùng đồng nghiệp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị thực tế và ứng dụng cao. Với kinh nghiệm hơn 30 năm công tác, nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực y tế dự phòng, ông tham gia một đề tài khoa học cấp Nhà nước, Biện pháp cơ bản trong giám sát dịch tễ học và y học dự phòng nhằm khống chế và từng bước kiểm soát được các bệnh nhiễm trùng chủ yếu – Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp bệnh cúm A (H5N1) tại Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2005 và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp (2005 – 2006); Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV, giang mai và hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc ít người ở Việt Nam (2002- 20030; Nghiên cứu chi phí chăm sóc y tế bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam (2003); Bước đầu điều tra Hantaanvirrus gây nên bệnh sốt xuất huyết về mặt huyết thanh học ở một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam (1998-2000); Xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc và tư vấn người nhiếm HIV/AIDS tại cộng đồng (1996-1998) và Theo dõi thời gian từ khi bị nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS (1997-1998)…Bên cạnh đó ông có 46 bài nghiên cứu được công bố và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; là tác giả và đồng tác giả của 54 cuốn sách chuyên ngành sổ tay hướng dẫn công tác phòng chống và kiểm soát các dịch bệnh lây lan như: HIV/AIDS, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác. Các nghiên cứu của ông tập trung vào 5 vấn đề lớn: Cụm công trình nghiên cứu về thanh toán bệnh Bại liệt; Cụm công trình nghiên cứu về giám sát và các biện pháp phòng chống bệnh SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1); Cụm công trình nghiên cứu về biện pháp giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết; Cụm công trình nghiên cứu về biện pháp góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS; Cụm công trình nghiên cứu về Giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm gây dịch và đào tạo dịch tễ học thực địa.

Sách đã xuất bản: Tác giả, đồng tác giả – chủ biên, đồng chủ biên 54 cuốn sách về chuyên ngành Y tế dự phòng, các cuốn gần đây nhất là: Cẩm nang phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản Hà Nội, 2009; Khái niệm và nguyên tắc giám sát, kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học, 2009; giám sát và kiểm soát một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (nhóm A). Nhà xuất bản Y học, 2009; giám sát và kiểm soát một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (nhóm B). Nhà xuất bản Y học, 2009; ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 – 2012, FHI 2009.

Khen thưởng: Huân chương: Chiến sĩ giải phóng hạng Ba; Lao động hạng Ba – Bằng khen: của Thủ tướng Chính phủ; Bộ khoa học công nghệ môi trường- – chiến sĩ thi đua cấp Bộ và cơ sở nhiều năm liền…
 

Gửi thảo luận