Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa hạ; phơi hay sấy khô, bảo quản nơi khô mát để sử dụng dần.
Theo Đông y, mật đất có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực….
Một số bài thuốc ứng dụng:
Ăn uống khó tiêu, tăng cường tiêu hóa:Cỏ mật đất sao cho thơm 100g, rượu trắng 1 lít, đường hay mật ong 300g. Cho cỏ mật đất vào bình, đổ rượu, mật ong vào ngâm, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm trong 15 ngày trở lên. Mỗi ngày uống 1 chén con (khoảng 20ml) trước bữa ăn cơm.
Chữa tiểu tiện sẻn đỏ: Cỏ mật đất tươi, chừng 1 nắm (khoảng 20-30g), rửa sạch, đổ 700ml nước sắc nước uống trong ngày.
Chữa thiếu máu, người mệt mỏi, kém ăn (có thể dùng cho sản phụ sau sinh): Cỏ mật đất 10g, sâm đại hành 10g, nghệ vàng 20g. Mật đất rửa sạch cho 800ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml; sâm đại hành và nghệ vàng thái nhỏ, sấy khô, tán bột, uống cùng với nước sắc mật đất. Ngày 1 lần, trước ăn 30 phút, dùng liên tục 7-10 ngày.
Chữa đau bụng do giun: Cỏ mật đất 30g, bỏ gốc, rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước, sôi, đun nhỏ lửa còn 150ml nước đặc, uống lúc đói bụng, dùng liền 3 ngày.
Chữa kém ăn, mất ngủ: Cỏ mật đất, bá tử nhân (trắc bách diệp), hạt táo chua (lấy nhân sao già), hoài sơn, hạt sen, mạch môn, mỗi vị 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước, sắc còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Lương y Hữu Nam