Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra bộ xương của ít nhất 5 con voi ma mút ở khu vực sâu 20m, gần mỏ than Kostolac nằm ở phía Đông Thủ đô Belgrade, Serbia. Họ cho rằng, những con voi ma mút khổng lồ liên quan đến loài voi hiện đại này từng sống ở khu vực Serbia từ hàng chục nghìn năm trước.
Các nhà khảo cổ học còn khai quật được những ngôi mộ có từ thời La Mã nằm gần khu vực phát hiện ra bộ xương voi ma mút.
Sanja Alaburic, một chuyên gia nghiên cứu voi ma mút đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Serbia cho biết, những chiếc xương là của loài voi ma mút nhiều lông đã biến mất khoảng 10.000 năm trước. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn khai quật được những ngôi mộ có từ thời La Mã nằm gần khu vực phát hiện ra bộ xương voi ma mút. Theo các chuyên gia, phát hiện này sẽ cho một cái nhìn sâu hơn về người dân trên bán đảo Balkan trong kỉ băng hà.