Y học cổ truyền không có bệnh danh thấp khớp, mà các bệnh thấp khớp nằm trong phạm vi chứng tý của y học cổ truyền. Chứng tý là một thuật ngữ của y học cổ truyền nhằm mô tả một tình trạng bệnh lí thường biểu hiện trên lâm sàng qua các triệu chứng các khớp xương có cảm giác đau, nhức, mỏi, tê bì, hoặc sưng và nóng lâu ngày có thế gây biến dạng khớp và teo cơ làm hạn chế vận động của người bệnh
Tài liệu ghi chép về chứng tý sớm nhất thấy trong sách “Nội kính” một y văn cổ trong y học cổ truyền đã nêu “Ba thứ tà khí: phong, hàn, thấp cùng kết hợp với nhau xâm phạm vào cơ thể gây chứng tý, sự cảm thụ ba thức tà khí đó cửa cơ thể tùy thuộc vào sự mạnh, yếu của mỗi loại tà khí, cũng như phản ứng khác nhau của mỗi cơ thể, mà trên lâm sàng biểu hiện các thể khác nhau như thể phong tý, thế hàn tý, thể thấp tý và trong đợt tiến triển, các khớp có sưng, nóng, đỏ và trở thành nhiệt tý. Do vệ khí yếu, tẩu kì sơ hở (sức đề kháng của cơ thể giảm sút) làm phong, hàn, thấp thừa cơ xâm phạm vào hệ thống thần kinh lạc, cân, xương gây ra sự bế tắc ở kinh lạc, làm cho sự lưu thông khí huyết ở kinh lạc bị tắc trở, từ đó sinh ra bệnh, có khi ba thứ tà khí này khi xâm nhập vào cơ thể, lại sẵn cơ địa người bệnh có nhiệt phục gây ra chứng nhiệt tý, hoặc ba thứ tà khí này lâu ngày uất trệ hóa nhiệt cũng dẫn đến nhiệt tý. Nếu bệnh khớp lâu ngày không được điều trị đúng bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới tổn thương tạng phủ can thận, tỳ trên lâm sàng xuất hiện teo cơ, cứng khớp.
Thể phong hàn thấp tý
Biểu hiện lâm sàng: cơ thể và các khớp có cảm giác đau nhức mỏi, thường hay gặp ở các khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân… khi vận động thì đau tăng lên, nhưng tại chỗ khớp đau không có hiện tượng sưng, nóng, đỏ.
|
Cam Thảo
|
Nếu biểu hiện yếu tố phong gây bệnh đóng vai trò chủ yếu thì triệu chứng đau các khớp mang tính di chuyển rõ. Nếu hàn đóng vai trò chủ yếu thì tại các khớp đau nhiều khi được chườm ấm thì có cảm giác dễ chịu. Nếu thấp đóng vai trò chủ yếu thì người bệnh có cảm giác tay chân cơ thể nặng nề, các khớp đau mang tính co giật rêu lưỡi trắng và nhờn.
Pháp điều trị: trừ phong, tán hàn, lợi thấp, thông kinh hoạt lạc.
Xuyên Quy 12g
Hải Phong Đằng 60g
Chích Cam Thảo 5g
Xuyên Khung 1g
Tang Chi 60g
Nhữ Hương 6g
Bắc Mộc Hương 6g
Tất cả các vị thuốc này làm thành thang, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, một liệu trình điều trị 30 ngày.
Trong bài thuốc này Khương Hoạt, Độc Hoạt, Quế Chi, Tần Giao, Hải Phong Đằng, Tang Chỉ có tác dụng trừ phong, tán hàn, hóa thấp, thông lạc. phối hợp với Xuyên Qui, Xuyên Khung, Bắc Mộc Hương, Nhũ Hương có tác dụng hoạt huyết, lý kí, kiểm chỉ thống. Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
– Phong đóng vai trò chủ yếu: tăng thêm liều Khương Hoạt lên 16g gia thêm Phòng Phong 12g.
– Hàn đóng vai trò chủ yếu: gia thêm Xuyên Ô Chế 8g, Tế Tân 4g.
– Thấp đóng vai trò chủ yếu: gia thêm Phong Kỷ 12g, Ý Dĩ 16g.
Khi sức đề kháng cơ thể suy giảm, người bệnh thường ra mồ hôi, sợ gió… có thể gia thêm: Đẳng Sâm, Hoàng Kỳ, Bạch Thược, Sinh Khương, Đại Táo… và giảm bớt liều lượng của các thuốc trừ phong thấp như Độc Hoạt, Khương Hoạt, Tần Giao… Nếu biểu hiện trên triệu chứng lưng gối đau mỏi, các khớp co duỗi khó khăn, thì có thể gia thêm: Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Tang Ký Sinh…
Châm cứu
Nếu nghiêng về phong:
Tại chỗ châm các huyệt tại các khớp sưng đau và các huyệt xung quanh.
Toàn thân châm huyệt: Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du.
Nếu nghiêng về yếu tố hàn:
Châm bổ và ôn châm các huyệt tại chỗ và huyệt lân cận các khớp đau. Toàn thân cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tâm âm giao.
Nếu nghiêng về yếu tố thấp: tại chỗ châm các huyệt tại chỗ các khớp sưng đau và vùng lân cận. Toàn thân châm huyệt: Túc tam kí, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải.
Thể phong thấp nhiệt tý
Biểu hiện lâm sàng: các khớp đau chỗ đau có cảm giác nóng rát, sưng, đỏ, co duỗi các khớp khó khăn, chườm lạnh có cảm giác dễ chịu, một hay nhiều khớp sưng đau không thể vận động được. Toàn thân thường phát sốt, miệng khát, tâm phiền, bất an. Rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt trừ thấp sơ phong thông lạc
Bài thuốc cổ phương: Bạch hổ gia quế chí thang:
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Trong bài thuốc này Thạch Cao, Tri Mẫu có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Quế Chi là sơ phong thông lạc, có thể gia thêm Liên Hiều, Uy Linh Tiên, Phòng Kỷ, Xích Nhược, Đan Bì, Tang Chi… mỗi vị liều lượng 12g để tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, thông lạc.
Trên lâm sàng, tại chỗ các khớp đau, sưng, nóng. Nhưng toàn thân chỉ có sốt âm ỉ, trong trường hợp này dùng bài thuốc cổ phương Quế chi thược dược tri mẫu thang.
Tất cả làm thang sắc uống, ngày một thang chia 2 lần.
Trong bài thuốc này Quế Chi có tác dụng ôn thông huyết mạch. Ma Hoàng, Phòng Phong, Hắc Phụ Tử, Bạch Truật, dùng để trừ phong, tán hàn, lợi thấp. Quế Chi, Hắc Phụ Tử, để ôn thông dương khí. Đồng thời có sử dụng cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Châm cứu: tại chỗ châm các huyệt tại khớp sưng đau và các huyệt xung quanh. Toàn thân: Hợp cốc, Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Đại tràng.
Bệnh thấp khớp mạn tính cần phải theo dõi và điều trị lâu dài. Để hạn chế liều lượng thuốc chống viêm giảm đau phải dùng cho người bệnh, nhằm giảm bớt các tai biến do thuốc, để phát huy được hiệu quả của thuốc y học cổ truyền cũng như châm cứu, người thầy thuốc biết kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, phải nằm vững phân loại bệnh thấp khớp, cũng như các giai đoạn và phương pháp trị liệu của cả y học hiện đại và y học cổ truyền để biết cách lồng ghép và điều trị kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Trưởng khoa YHCT – ĐH Y Hà Nội