Ngay cả cuộc kiểm tra trên 2.500 mẫu dược phẩm được thu thập tại 21 nước nằm trong khu vực hạ Saharan tại châu Phi cũng cho kết quả như trên.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm quốc tế Fogarty thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ nhận định trên thực tế, so với dữ liệu thống kê thì vấn nạn thuốc chống sốt rét giả còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bởi nhiều trường hợp người bệnh mua phải thuốc giả nhưng không báo cáo hoặc bị các công ty dược phẩm giấu kín.
Chu trình lây bệnh sốt rét (ảnh minh hoạ) |
Mặc dù, các nhà khoa học chưa tiến hành một nghiên cứu lớn nào về chất lượng thuốc chống sốt rét tại Trung Quốc và Ấn Độ – 2 quốc gia với số dân chiếm 1/3 dân số thế giới, song có thể khẳng định đây là nguồn sản xuất các loại thuốc giả cũng như những loại thuốc trị sốt rét thật.
Ông Gaurvika Nayyar – người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Trung tâm quốc tế Fogarty nhấn mạnh 3,3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Trong đó, có tới 106 quốc gia coi sốt rét là bệnh dịch địa phương.
Khoảng 655.000 – 1,2 triệu người chết mỗi năm do nhiễm phải ký sinh trùng Plasmodium falciparum – một trong những loại ký sinh trùng gây sốt rét. Và phần lớn các ca tử vong hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu bệnh nhân được sử dụng thuốc đúng lúc, chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở quản lý vẫn chưa hoạt động một cách hiệu quả trong việc quản lý chất lượng thuốc chống sốt rét và người sử dụng cũng như các nhân viên y tế chưa hiểu rõ về những phương pháp chữa bệnh căn bệnh này.
Thêm vào đó, là sự thiếu vắng các quy định quản lý quá trình sản xuất thuốc và bản án dành cho những kẻ buôn thuốc giả vẫn quá nhẹ so với mức độ nghiêm trọng mà chúng gây ra.
Kể từ năm 2000, tỷ lệ bênh nhân tử vong do mắc phải căn bệnh sốt rét trên toàn cầu là 25% và tại châu Phi là 33%.
Song theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc duy trì tỷ lệ trên vẫn chưa thể theo kịp mục tiêu kiểm soát căn bệnh sốt rét trên toàn cầu đã được giới y tế đề ra. Do đó, các nhà khoa học cần tăng cường đầu tư nghiên cứu quá trình chẩn đoán, điều trị và giám sát căn bệnh này.
Theo: www.nidqc.org.vn