Củ sâm trồng từ 3 đến 6 tuổi. Củ sâm nhỏ có màu sẫm xanh do củ bị lồi. Sâm thu hoạch tốt nhất là từ 7 tuổi trở lên. Giá củ sâm Ngọc Linh không ngừng tăng cao, chỉ trong vòng 5 năm nay, giá 1 kilôgam sâm tươi từ 1-2 triệu đồng nay đã lên đến 15-20 triệu đồng. "Vương quốc" của cây sâm Ngọc Linh là những vùng rừng nguyên sinh chung quanh dãy Ngọc Linh có độ cao từ 1.500m trở lên, rừng dày, rộng, gần con nước, nhiều mùn từ lá, vỏ cây mục.
Một chủ vườn sâm ở Măng Lùng chăm luống sâm trồng 3 tuổi. Cư dân làng Măng Lùng thuộc xã Trà Linh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) trồng sâm Ngọc Linh sớm nhất, nhiều nhất, có kết quả nhất , Họ được Trại dược liệu Trà Linh hỗ trợ cây sâm giống ban đầu và hướng dẫn kỹ thuật trồng. Thêm vào đó, kề sát làng có rừng nguyên sinh ở cao độ trên 1.500m, rất phù hợp cho cây sâm.
Công nhân chốt sâm Ngọc Đỏ (ở cao độ 2.000m) thuộc Trại dược liệu Trà Linh cắm que đỡ cho chùm trái sâm khỏi bị gẫy và sà thấp để khỏi bị côn trùng ăn hại. Nguồn hạt cho cây sâm con của trại này không chỉ cung cấp cho cư dân Ngọc Linh vùng Quảng Nam mà còn cho cả cư dân Ngọc Linh vùng Kon Tum mấy năm nay
Trái sâm vừa chín tới sẽ được hái đem đi ươm ngay. Chim chuột, côn trùng đều thích ăn trái sâm chín
Một góc nhìn làng Măng Lùng. Nhờ có củ sâm, cư dân đã thay mái tranh vách nứa bằng mái tôn vách ván, điều kiện sống cũng khá hơn trước, đàn trâu bò cũng nhiều lên
Thấy được kết quả, cư dân vùng Trà Linh ai cũng phấn chấn với việc trồng sâm, thường xuyên tập trung bàn chuyện trồng và bảo vệ cây sâm.
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ riêng có ở vùng núi cực cao thuộc một ít huyện của Kon Tum và Quảng Nam trong sơn hệ Ngọc Linh (có đỉnh cao 2.598m). Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết sau ngày được phát hiện (1973). Sâm Ngọc Linh được xếp đầu bảng trong Sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).
Nỗ lực cứu cây sâm quý, từ những năm 1990, ngành chức năng ở Quảng Nam, Kon Tum đã lập những chốt điểm trồng sâm di thực ở quanh núi Ngọc Linh, vốn có độ cao và những điều kiện phù hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Vượt qua hàng loạt những khó khăn, từ cơ chế tổ chức – chốt trồng sâm di thực ở cao điểm xa xôi, hẻo hút, đến mò mẫm kiếm tìm kỹ thuật nhân trồng, chăm sóc, cuối cùng, hơn mười năm nay Trại Dược liệu Trà Linh – thuộc Công ty Dược Quảng Nam, đã không chỉ bảo tồn được nguồn gen mà còn phát triển sâm Ngọc Linh thành cây trồng kinh tế. Từ năm 2008, công ty đã có sản phẩm sâm Ngọc Linh bán ra thị trường.
Từ 5 năm nay, một số cư dân Ngọc Linh – những người Xơ-đăng bản địa ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), đã mở được mùa vàng của cây sâm quý. Nhiều chủ hộ ở Trà Linh (Nam Trà My) ngoài việc bán củ sâm (từ 5 đến 7 tuổi) còn có thu nhập thêm từ bán cây sâm giống cho bà con trong vùng, cả cho cư dân vùng Tu Mơ Rông.
Theo TTO