Trang chủ » Tin tức » Y tế » Kiên quyết xử phạt các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm

Kiên quyết xử phạt các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2011, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, công tác tuyên truyền được triển khai hiệu quả với gần 83% người sản xuất, 82% người tiêu dùng và hơn 93% người quản lý lãnh đạo có hiểu biết đúng về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm diễn ra quyết liệt, thường xuyên hơn với số cơ sở bị phạt tiền tăng từ 17% năm 2010 lên 30% năm 2011; tình hình ngộ độc thực phẩm giảm cả về số vụ, số người mắc và người tử vong. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đó là: việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, nhất là ở tuyến xã hầu hết không xử phạt mà chủ yếu là nhắc nhở; việc tổ chức các đoàn thanh tra đôi lúc còn chồng chéo; hoạt động của Ban chỉ đạo các địa phương chưa hiệu quả… Đặc biệt, việc quản lý phụ gia thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn từ khâu kinh doanh, phân phối tới chế biến, bảo quản và sử dụng. Ở hầu hết các đại phương, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định, trong đó chủ yếu là sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép và hàm lượng vượt quá giới hạn.
Liên quan đến tình hình kinh doanh, sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, từ kết quả kiểm tra lấy mẫu tại một số địa phương cho thấy hiện trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã có chiều hướng giảm.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý theo kế hoạch, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đã có những bước chuyển khá tích cực. Bộ trưởng cũng khuyến cáo tình trạng các doanh nghiệp quảng cáo sai nội dung đã thẩm định, quảng cáo quá mức trong các sản phẩm chức năng, tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm (PGTP) sai quy định, cấm sử dụng đều rất đáng lo ngại.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận những chuyển biến tích cực của công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy vậy, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần phải đẩy mạnh biện pháp và triển khai đồng bộ hơn nữa từ trung ương đến địa phương. Trước hết, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho mọi người dân. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm; hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015, gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015 sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành cấp xã ở một số địa phương chưa hoàn thiện. Đặc biệt, cần giám sát chặt chẽ chất lượng thực phẩm qua biên giới, đảm bảo an toàn bếp ăn tập thể; hoàn thành việc phê duyệt đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm ở các địa phương.
Trước thông tin báo chí đưa tin không đúng sự thật, đưa tin thất thiệt, không có kiểm chứng của cơ quan chức năng như thông tin chất tạo nạc trong thịt lợn, chất cấm trong nuôi cá, gạo giả, trứng gà giả và bưởi da xanh có chất gây ung thư đã gây hoang mang và thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng đối với người nông dân…, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì là cơ quan phát ngôn, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch để hướng dẫn chi tiết, từ đó áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với cơ quan báo chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người nông dân. 

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2011, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, công tác tuyên truyền được triển khai hiệu quả với gần 83% người sản xuất, 82% người tiêu dùng và hơn 93% người quản lý lãnh đạo có hiểu biết đúng về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm diễn ra quyết liệt, thường xuyên hơn với số cơ sở bị phạt tiền tăng từ 17% năm 2010 lên 30% năm 2011; tình hình ngộ độc thực phẩm giảm cả về số vụ, số người mắc và người tử vong. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đó là: việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, nhất là ở tuyến xã hầu hết không xử phạt mà chủ yếu là nhắc nhở; việc tổ chức các đoàn thanh tra đôi lúc còn chồng chéo; hoạt động của Ban chỉ đạo các địa phương chưa hiệu quả… Đặc biệt, việc quản lý phụ gia thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn từ khâu kinh doanh, phân phối tới chế biến, bảo quản và sử dụng. Ở hầu hết các đại phương, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng quy định, trong đó chủ yếu là sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép và hàm lượng vượt quá giới hạn.
Liên quan đến tình hình kinh doanh, sử dụng hóa chất trong chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, từ kết quả kiểm tra lấy mẫu tại một số địa phương cho thấy hiện trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã có chiều hướng giảm.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý theo kế hoạch, công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đã có những bước chuyển khá tích cực. Bộ trưởng cũng khuyến cáo tình trạng các doanh nghiệp quảng cáo sai nội dung đã thẩm định, quảng cáo quá mức trong các sản phẩm chức năng, tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm (PGTP) sai quy định, cấm sử dụng đều rất đáng lo ngại.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận những chuyển biến tích cực của công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy vậy, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu cần phải đẩy mạnh biện pháp và triển khai đồng bộ hơn nữa từ trung ương đến địa phương. Trước hết, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho mọi người dân. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm; hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015, gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2015 sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành cấp xã ở một số địa phương chưa hoàn thiện. Đặc biệt, cần giám sát chặt chẽ chất lượng thực phẩm qua biên giới, đảm bảo an toàn bếp ăn tập thể; hoàn thành việc phê duyệt đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm ở các địa phương.
Trước thông tin báo chí đưa tin không đúng sự thật, đưa tin thất thiệt, không có kiểm chứng của cơ quan chức năng như thông tin chất tạo nạc trong thịt lợn, chất cấm trong nuôi cá, gạo giả, trứng gà giả và bưởi da xanh có chất gây ung thư đã gây hoang mang và thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng đối với người nông dân…, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì là cơ quan phát ngôn, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch để hướng dẫn chi tiết, từ đó áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với cơ quan báo chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người nông dân. 
 

Gửi thảo luận