Trang chủ » Tin tức » Y tế » Đừng đòi hỏi người tiêu dùng phải thông thái

Đừng đòi hỏi người tiêu dùng phải thông thái

RAU CÓ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN CAO NHẤT

Nhiều người cho rằng, sự mất an toàn của thực phẩm nó i chung và rau quả nói riêng đang trở nên đáng báo động. Dưới góc độ một nhà khoa học, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

– Rau an toàn là rau không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vậ t vượt quá mức cho phép, nitrat, kim loại nặng, và vi sinh vật gây hại. Chỉ cần có một trong bốn yếu tố đó đều gọi là rau không an toàn. Nhưng nguy hiểm nhất hiện nay vẫn là nitrat (NO3) tức phân đạm . Trong hệ thống tiêu hóa, nitrat bị khử thành nitrit (NO2), kết hợp các amin tạo thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin. Hơn chục năm nay, bệnh ung thư đường tiêu hóa của người Việt Nam tăng nhiều ,lý do là chất nitrat trong rau nhiều. Mà rau có nitrat nhiều trông rất non và ngon nên rất dễ bán.

Hiện nay, theo số liệu của Cục Trồng trọt, diện tích đăng ký trồng rau an toàn ở nước ta chiếm khoảng từ 5 đến 8%. Nói như thế không có nghĩa là hơn 90% diện tích trồng rau còn lại là không an toàn. Có những vùng trồng rau không đăng ký theo quy trình sản xuất an toàn nhưng rau rất an toàn, thí dụ như hàng trăm ha rau ở Thái Thụy ,Thái Bình trồng dưới những cây dâu. Người dân không ai dám phun thuốc sẽ ảnh hưởng đến lá dâu thì tằm chết ngay. Hoặc rau trồng ở các vùng cao, nước không ô nhiễm, đất an toàn và dân không có nhiều tiền để mua thuốc bảo vệ thực vật và phân đạm, thì rau ở đó cũng an toàn.

Cho nên, có thể nói, khối lượng gần 13 triệu tấn rau tiêu thụ mỗi năm của Việt Nam không đến nguy cơ báo động, chỉ trừ những vùng sản xuất tập trung chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp là có vấn đề. Thí dụ, ở Hà Nội có vùng Thanh Trì, vì đây là vùng trũng, người sản xuất thường trồng rau muống và rau cần. Những rau này được tưới bằng nước sông Nhuệ, Tô Lịch, Kim Ngưu, mà ba con sông đó tập trung nước thải từ thành phố, bệnh viện, các khu công nghiệp. Với rau muống và rau cần thì hơn 90% những gì có trong nước được thu nạp vào trong rau. Đó là nguy cơ đáng báo động.

Vậy với những vùng bị ô nhiễm như Thanh Trì, người dân phả i làm gì để rau không bị ô nhiễm, thưa ông?

– Thông thường thì rau ô nhiễm hay không phụ thuộc vào ngườ i sản xuất và lựa chọn vùng sản xuất. Vùng sản xuất đã bị ô nhiễm thì có thực hiện quy trình an toàn nào cũng không an toàn. Vùng Thanh Trì không chỉ bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, vis inh vật mà còn ô nhiễm nhiều bởi kim loại nặng, mà kim loại nặng thì nằm trong đất. Nếu trồng rau ăn lá thì nhiễm ngay lập tức, còn trồng rau ăn quả thì không, chẳng hạn như cây cà chua chỉ tích lũy kim loạin ặng trong lá nên vẫn có thể trồng được.

Hiện nay, những loại rau nào đang bán ở chợ có nguy cơ mấ t an toàn, loại nào vẫn sử dụng được, thưa ông?

– Không thể nói là rau ngoài chợ an toàn hay không an toàn, vìr au có nhiều đối tượng sản xuất khác nhau. Nhìn chung, có loại raub ảo đảm an toàn như bí xanh, vì vỏ cứng và dày, ít phải sử dụng thuốc trừ sâu. Giá đỗ an toàn, cà chua cũng vậy, vì nó không bao giờ có kim loại nặng, cũng rất ít thuốc trừ sâu do cà chua chỉ có một số bệnh không độc hại.

Còn các loại đậu như đậu cô ve, đậu đũa rất nguy hiểm, vì những loại rau này người sản xuất vừa phải thu hoạch vừa phải chăm sóc quá trình cây bị bệnh, nên có khi vừa thu hoạch vừa phải phun.T hời gian cách ly giữa lần phun cuối và lần thu hoạch không giữ được theo quy định. Có những loại rau phun cách ngày, hoặc ngày nào cũng phun như dưa chuột, thậm chí ngày phun hai lần như dưa chuột bao tử… Nếu người sản xuất không sử dụng chế phẩm sinh học để phun mà dùng hóa học thì rau sẽ ô nhiễm. Mà dưa chuột lại hay được người tiêu dùng sử dụng để ăn sống thì càng nguy hại.

Bây giờ có một số người thành phố không tin rau ngoài chợ đủ an toàn, cũng không mua rau trong cửa hàng rau an toàn vì không đủ tiền. Họ tự trồng rau trên sân thượng nhà mình. Theo ông, đó có phải là cách “phòng vệ” tốt hay không?

– Trồng như thế chẳng được bao nhiêu. Theo số liệu nghiên cứu , lượng rau tiêu dùng cho người Việt Nam thuộc loại cao trên thếg iới, trung bình 140kg rau/người/năm, trong khi nhu cầu của con ngườ ichỉ cần đến 120kg thôi. Vấn đề còn lại là chất lượng, mỗi loại rauc ung cấp một số loại vitamin, chất khoáng, chất xơ khác nhau. Cho nên con người không thể dùng một loại rau, mà mỗi ngày phải dùng ba đến bốn loại rau. Nếu người tiêu dùng chỉ trồng một vài loại rau trên sân thượng và hằng ngày chỉ ăn những loại rau đó thì an toàn đâu không biết mà cơ thể không đủ chất dinh dưỡng.

Rau mầm mà nhiều người tự trồng liệu có an toàn không, thưa ông?

– Về cơ bản, rau mầm là an toàn, trừ trường hợp hạt giống không được kiểm soát. Hiện nay chúng ta có sản xuất rau mầm nhưng chưa có vùng sản xuất hạt giống cho rau mầm. Hạt giống hiện nay thường được nhập khẩu từ nước ngoài, có thể được xử lý hóa chất trướck hi bán để không bị sâu mọt. Vì thế, rau mầm chưa chắc đã an toàn. Thêm nữa, giá thể và nước tưới rau mầm phải sạch, nếu không thì không ai dám chắc được rau mầm có an toàn không.

QUẢ: MẤT AN TOÀN VÌ CHẤT BẢO QUẢN

Còn vấn đề an toàn các loại quả thì sao, thưa ông?

– Quả thì không đáng ngại lắm, chỉ mất an toàn nhiều nhất trong quá trình bảo quản. Do chất lượng quả của Việt Nam ngày càng tăng nên đã lấn át được quả Trung Quốc trên thị trường nội địa. Hiện nay, ta ký với Trung Quốc hiệp định bảo đảm năm sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ an toàn lẫn nhau. Phía Việt Nam phải bảo đảm xuất sang Trung Quốc năm mặt hàng an toàn gồm thanh long, bưởi, nhãn, vải ,chuối. Còn phía Trung Quốc cũng phải bảo đảm xuất xứ, quy trình sản xuất minh bạch năm mặt hàng gồm: cam, quýt, lê, táo, nho lúc xuất sang Việt Nam.

Nhưng còn hoa quả nhập lậu thì sao? Làm sao quản lý được , thưa ông?

– Đúng là mất an toàn phần lớn do nhập lậu. Việt Nam không xuấ t lậu được nhưng lại nhập lậu quá nhiều.

Một số người tiêu dùng cho biết, có những loại quả họ mua về để vài tháng vẫn còn tươi. Những loại quả này có an toàn không , thưa ông?

– Đó là do thuốc bảo quản, thuốc này bao gồm thuốc diệt nấm và diệt vi sinh vật, chỉ có thuốc độc cực mạnh thì mới diệt được hết, để nấm và vi sinh vật không xâm nhập được vào quả. Độc đến mức không xâm nhập được thì cơ thể con người cũng bị ảnh hưởng. Tô i nghĩ như vậy, còn độc đến mức nào thì chưa ai biết được, vì các sản phẩm của Trung Quốc không dễ phân tích. Như chất melamine trong sữa bột của Trung Quốc đã gây tử vong nhiều trường hợp trẻ em , nhưng khi mang sữa đi phân tích hàm lượng thì không phát hiện được, thậm chí chất đó càng nhiều trong sữa thì lượng đạm càng cao.

Tại sao ông lại nói là không phát hiện được chất bảo quản , cũng như không xác định được hàm lượng của nó trong hoa quả?

– Do kỹ thuật phân tích của mình chưa tốt, trong khi Trung Quốc rất giỏi về hóa học. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ phân tích khi nào có đơn tố cáo, hoặc khi có hiện tượng người ngộ độc, nhưngă n hoa quả Trung Quốc có ai ngộ độc đâu. Không ngộ độc ngay nhưng rất nguy hiểm về sau này.

MÁY OZONE, KIT THỬ… ĐỀU VÔ TÁC DỤNG

Nhiều người sử dụng máy khử ozon, hoặc nước muối để khử trùng cho hoa quả, điều đó có giúp cho rau an toàn hơn không, thưa ông?

– Không giải quyết được việc gì, nó chỉ giúp vệ sinh cho sạch sẽ vỏ bề ngoài, loại bỏ các vi sinh vật, chứ không khử được dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu hoặc nitrat, kim loại nặng trong rau quả. Các loại quả trồng trên cao thì không có vi sinh vật nào bám được nên cho vào máy khử cũng chẳng có ích gì, chỉ có rau ăn sống thì máy ozone có thể khử được vi sinh vật. Ngâm nước muối cũng vậy.

Vậy nếu người dân mang mẫu rau quả đi thử trước khi sử dụng?

– Mỗi mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau đều tiền triệu, mà khi phân tích thì phải ba bốn loại (gồm nitrat,k im loại nặng, thủy ngân, chì, asen, kẽm…) thì tiền đâu mà phân tích. Chưa kể phân tích xong, khi số liệu được chuyển đến thì đã ba bốn ngày ,rau đã héo hết rồi. Cho nên, để có rau an toàn chỉ còn trông cậy vào khâu sản xuất.

Thế còn việc sử dụng kit để thử các mẫu rau thì có cho kết quả chính xác không?

– Dùng kit để thử cũng được, nhưng nó chỉ đánh giá định tính chứ không định lượng, nếu kit ngả màu vàng thì có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng còn để biết có vượt ngưỡng cho phép hay không thì không ai biết được, mà nó không vượt ngưỡng thì chẳng ảnh hưởng gì.

CẦN CƠ QUAN QUẢN LÝ RA TAY

Hiện nay, lời khuyến cáo được các nhà quản lý đưa ra đối vớ i người tiêu dùng đó là: “Hãy là nhà tiêu dùng thông thái!”. Điều này cũng biến thành các khẩu hiệu, bài viết kêu gọi người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Ý kiến của ông về điều này như thế nào?

– Thông thái thế (quái) nào được! Đó chỉ là cách nói vui thôi chứ không thể yêu cầu người tiêu dùng thông thái. Đến như tôi là giáo sư nghiên cứu về rau gần bốn chục năm nay thì đi chợ cũng chỉ biế t người ta bán rau nào thì mình mua rau đó. Những cái đó phải phân tích chứ, và phải xem được người ta trồng như thế nào, thì mớib iết được, đó là cả một quá trình giám sát.

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của gia đình ông trong việc mua cũng như ăn rau quả được không?

– Ở gia đình tôi bà ấy đi chợ. Hằng ngày, mỗi người trong gia đình ăn ba, bốn loại rau, với lượng trung bình từ 300 đến 400g. Trong ba bốn loại đó, tôi không thể lựa chọn được, vì mình có sản xuất đâu mà biết, chỉ có một số loại tác động ít hơn như rau ăn củ và rau ăn quả vì người ta phun thuốc trừ sâu ít hơn, nhưng có thể hàm lượng kiml oại nặng, nitrat lại nhiều hơn. Cho nên không có sự lựa chọn bằng mắt thường mà chính xác được.

Nếu như ông nói thì ngay cả gia đình ông cũng có thể ăn phả i rau “bẩn”?

– Tôi không thể biết được, cũng không chọn được, càng không thể hạn chế mình chỉ ăn một số loại rau, vì đó là do nhu cầu cơ thể, cũng không thể tự sản xuất trên sân thượng vì giỏi lắm chỉ có được vài loại rau.

Vậy theo ông, làm thế nào để rau quả Việt Nam an toàn hơn?

– Có bốn giải pháp khắc phục tình trạng rau không an toàn. Giả i pháp đầu tiên là về công nghệ. Từ năm 1995 trở lại đây, nhiều cơ quan nghiên cứu của bộ, ngành, trường đại học đã thực hiện thành công việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác để giảm thiểu tác nhân gây hại, xây dựng mô hình để chuyển giao công nghệ.

Giải pháp thứ hai là kinh tế, vì đây cũng là một ngành kinh tến ên rau phải đáp ứng được tam giác lợi ích bao gồm người sản xuất-tiêu dùng-kinh doanh. Người sản xuất rau an toàn chi phí lớn hơn, năng suất thấp, do vậy giá thành đắt hơn. Nếu không bán được giá cao hơn người dân sẽ không làm mà quay trở lại trồng rau theo phương thức cũ. Lợi ích của người tiêu dùng là có được rau an toàn để bảo đảm sức khỏe, tránh được hệ lụy về nòi giống từ đời này sang đời khác. Nhưng do không nhận biết được bằng mắt thường nên họ phân vân không dám mua rau an toàn với giá cao, do đó người sản xuất cũng bị tác động bởi hai yếu tố này. Hai đối tượng này không có lợit hì nhà kinh doanh cũng không có lợi, nên bài toán bị tắc ở đây.

Giải pháp thứ ba là về xã hội, đó là phải thay đổi tập quán của người sản xuất và tiêu dùng thông qua phương tiện thông tin đạ i chúng.

Giải pháp thứ tư là quản lý nhà nước, trước hết là quản lý đầuv ào thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, cũng phải tổ chức sản xuất vàc ung ứng rau theo chỉ đạo chung.

Trong bốn giải pháp trên, giải pháp về công nghệ cơ bản đã có . Giải pháp về kinh tế bị tắc bởi mâu thuẫn giữa tam giác lợi ích. Giờ chỉ còn trông chờ vào hai giải pháp: thay đổi tập quán bằng tập huấn cho người dân, tuyên truyền cho người tiêu dùng và sự mạnh tay củac ơ quan quản lý nhà nước. Nếu Nhà nước kiểm soát chặt chẽ được chất lượng đầu vào gồm thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, tổ chứcs ản xuất tập thể, giám sát việc sản xuất bao gồm cả giám sát nội bộ lẫn nhau và giám sát của cơ quan chuyên môn, thì chất lượng rau sẽt ăng lên.

Xin cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện bổ ích này.

Gửi thảo luận