Trang chủ » Tin tức » Y tế » Ngủ trưa quá nhiều: Dấu hiệu của chứng mất trí

Ngủ trưa quá nhiều: Dấu hiệu của chứng mất trí

Họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc ngủ quá nhiều với những vấn đề về thần kinh ở người cao tuổi. Những nhà nghiên cứu ở Pháp xem xét kết quả từ 5.000 người trên 65 tuổi và thấy rằng những người thường xuyên ngủ trưa lâu có điểm số thấp hơn trong những bài kiểm tra về khả năng thần kinh.

Tiến sĩ Claudine BERR, thuộc viện nghiên cứu quốc gia Santé phát biểu tại Hội thảo của Hiệp hội Alzheimer quốc tế: "Kết quả này cho thấy việc quá buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu dự báo sớm của sự suy giảm nhận thức".

Trong một nghiên cứu khác, cũng được trình bày tại Hội thảo này, các nhà nghiên cứu Mỹ nhận thấy rằng, thường xuyên ngủ hơn 9 tiếng/đêm, hoặc ít hơn 5 tiếng/đêm sẽ có khả năng làm giảm khả năng thần kinh.

Bác sĩ Elizabeth Devore, thuộc bệnh viện phụ sản Boston, Massachusetts đã theo dõi 15.000 cựu y tá trên 70 tuổi. Cô cũng phát hiện ra những người ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có dấu hiệu của căn bệnh Alzheimer, hình thức phổ biến nhất của chứng mất trí. Cô cho biết: "Thời gian ngủ quá dài hoặc quá ngắn có thể góp phần làm suy giảm nhận thức".

Tiến sĩ Marie Janson, thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer – Anh Quốc cho biết: "Đã có một số bằng chứng liên quan giữa thời gian ngủ và rối loạn sức khỏe tim mạch, bệnh tiểu đường. 

Do đó, cũng không quá ngạc nhiên khi thấy các nghiên cứu chỉ ra giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức qua thời gian. Việc điều hòa giấc ngủ có thể trở thành chiến lược cực kỳ quan trọng để chống lại sự suy giảm nhận thức".

Gửi thảo luận