Tai biến mạch máu não (TBMMN) còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Tai biến não là một loại tổn thương nghiêm trọng mà nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những di chứng nặng nề. Việc gián đoạn dòng máu lên não có thể do vỡ mạch máu não hoặc do sự hình thành một cục máu đông hoặc do xơ vữa làm thuyên tắc mạch máu não.
Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán… Có thể nhức đầu hoặc không. Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu này có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức.
Dù xuất huyết hay nhồi máu, thương tổn mỗi lúc một phát triển theo thời gian, với nhồi máu não gây nên hư biến cho 19 triệu neuron trong một phút, hậu quả là dẫn đến phù não, chèn ép tổ chức làm và nguy hiểm hơn gây tụt não. Từ những hiểu biết đó, người ta đưa ra khái niệm “Thời gian là não, hay thời gian vàng của não”.
Khác với lâm sàng của một ca nhồi máu cơ tim, trường hợp bị nhồi máu não có triệu chứng biểu hiện đột ngột nhưng “ôn hòa”, nhiều người thân giữ bệnh nhân ở nhà cạo gió, nhưng chỉ vài giờ sau nếu không được xử lý đúng các triệu chứng lâm sàng và thương tổn của não sẽ diễn biến phức tạp. TBMMN phải được coi là một cấp cứu, không tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng. Vì vậy việc thành lập các đơn vị hoặc các trung tâm đột quỵ là vô cùng cần thiết.
Năm 1967, đơn vị đột quỵ đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập, mở đầu một hình thức tổ chức tiên tiến về điều trị và chăm sóc bệnh nhân TBMMN. Tới nay, hình thức tổ chức này đã phát triển rộng khắp Hoa Kỳ, Bắc Mỹ, châu Âu và một số lớn các nước châu Á, trong đó có VN.
Theo BS. Nguyễn Thị Kim Liên – trưởng khoa bệnh lý mạch máu não, BV Nhân dân 115, một tổ chức chăm sóc đột quỵ cần có:
– Đội hay nhóm đột quỵ gồm tối thiểu 2 – 3 người, 1 thầy thuốc có kinh nghiệm về chẩn đoán các bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ trong vòng 15 phút, 2 điều dưỡng thông thạo về chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, làm việc 24 giờ liên tục 7 ngày trong tuần.
– Sau những xử trí ban đầu, bệnh nhân được chuyển tiếp tới đơn vị đột quỵ. Đơn vị đột quỵ là nơi có đủ khả năng áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu như phương pháp tiêu sợi huyết.
– Có khoa hoặc nhóm bác sĩ phẫu thuật thần kinh có khả năng phẫu thuật cho bệnh nhân đột quỵ khi cần thiết.
– Khoa hình ảnh học có máy CT scan trong vòng 25 phút cho kết quả chẩn đoán để phân loại xuất huyết với nhồi máu não…
Tại VN, hiện mới có 14 đơn vị đột quỵ tập trung tại các thành phố lớn, điển hình tại TP.HCM và Hà Nội. Tại TP.HCM có khoa bệnh lý mạch máu não với 80 giường thuộc Bệnh viện Nhân dân 115, Hà Nội có trung tâm đột quỵ thuộc Viện quân y 108 – là hai đơn vị lớn và quy củ, hoàn toàn đuổi kịp và có phần vượt trội so với khu vực. Bên cạnh đó cũng có 78 bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên của 64 tỉnh thành nhận điều trị TBMMN, phía nam có BV Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Trung tâm cấp cứu Trưng Vương, 175, Bệnh viện An Bình…
Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán… Có thể nhức đầu hoặc không. Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu này có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức.
Dù xuất huyết hay nhồi máu, thương tổn mỗi lúc một phát triển theo thời gian, với nhồi máu não gây nên hư biến cho 19 triệu neuron trong một phút, hậu quả là dẫn đến phù não, chèn ép tổ chức làm và nguy hiểm hơn gây tụt não. Từ những hiểu biết đó, người ta đưa ra khái niệm “Thời gian là não, hay thời gian vàng của não”.
Khác với lâm sàng của một ca nhồi máu cơ tim, trường hợp bị nhồi máu não có triệu chứng biểu hiện đột ngột nhưng “ôn hòa”, nhiều người thân giữ bệnh nhân ở nhà cạo gió, nhưng chỉ vài giờ sau nếu không được xử lý đúng các triệu chứng lâm sàng và thương tổn của não sẽ diễn biến phức tạp. TBMMN phải được coi là một cấp cứu, không tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng. Vì vậy việc thành lập các đơn vị hoặc các trung tâm đột quỵ là vô cùng cần thiết.
Năm 1967, đơn vị đột quỵ đầu tiên của Hoa Kỳ được thành lập, mở đầu một hình thức tổ chức tiên tiến về điều trị và chăm sóc bệnh nhân TBMMN. Tới nay, hình thức tổ chức này đã phát triển rộng khắp Hoa Kỳ, Bắc Mỹ, châu Âu và một số lớn các nước châu Á, trong đó có VN.
Theo BS. Nguyễn Thị Kim Liên – trưởng khoa bệnh lý mạch máu não, BV Nhân dân 115, một tổ chức chăm sóc đột quỵ cần có:
– Đội hay nhóm đột quỵ gồm tối thiểu 2 – 3 người, 1 thầy thuốc có kinh nghiệm về chẩn đoán các bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ trong vòng 15 phút, 2 điều dưỡng thông thạo về chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, làm việc 24 giờ liên tục 7 ngày trong tuần.
– Sau những xử trí ban đầu, bệnh nhân được chuyển tiếp tới đơn vị đột quỵ. Đơn vị đột quỵ là nơi có đủ khả năng áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu như phương pháp tiêu sợi huyết.
– Có khoa hoặc nhóm bác sĩ phẫu thuật thần kinh có khả năng phẫu thuật cho bệnh nhân đột quỵ khi cần thiết.
– Khoa hình ảnh học có máy CT scan trong vòng 25 phút cho kết quả chẩn đoán để phân loại xuất huyết với nhồi máu não…
Tại VN, hiện mới có 14 đơn vị đột quỵ tập trung tại các thành phố lớn, điển hình tại TP.HCM và Hà Nội. Tại TP.HCM có khoa bệnh lý mạch máu não với 80 giường thuộc Bệnh viện Nhân dân 115, Hà Nội có trung tâm đột quỵ thuộc Viện quân y 108 – là hai đơn vị lớn và quy củ, hoàn toàn đuổi kịp và có phần vượt trội so với khu vực. Bên cạnh đó cũng có 78 bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên của 64 tỉnh thành nhận điều trị TBMMN, phía nam có BV Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định, Trung tâm cấp cứu Trưng Vương, 175, Bệnh viện An Bình…