Thanh nhiệt: Theo Đông y, xà lách xoong có công dụng thanh lý nhiệt khí ở phổi và bao tử, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Vì vậy, vào những ngày nắng nóng, ăn xà lách xoong sống rất thích hợp.
Nhuận trường: Xà lách xoong nhiều chất xơ, nhiều nước, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch. Ăn xà lách xoong lượng lớn sẽ giúp nhuận trường tốt.
Chống loét dạ dày do dư acid: Xà lách xoong có thể làm tan chất chua (acid) trong dạ dày, giúp làm lành vết loét. Trong trường hợp này, dùng xà lách tươi, chỉ ép lấy nước, bỏ bã, uống trong ngày.
Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong xà lách xoong có nhiều lutein và vitamin C, các chất này đều có tính chống ôxy hóa. Thịt bò bít-tết nhiều mỡ và cholesterol, nếu ăn chung với xà lách xoong sẽ giảm được hậu quả xấu của cholesterol.
Cầm máu: Ai cũng biết xà lách xoong nấu canh ăn rất mát, có công hiệu giải nhiệt, phòng nhiệt, nhưng ít ai biết nó còn có công hiệu cầm máu, chữa trị bệnh phổi.
Những người lớn tuổi có kinh nghiệm cho biết: Nếu người bình thường không quá suy nhược, bất chợt bị thổ huyết (có thể do bị xuất huyết bao tử), để cấp cứu, nên dùng xà lách xoong tươi, vắt lấy nước uống một vài chén là có công hiệu cầm máu, không sợ máu xấu tích ứ lại bên trong.
Nếu người quá suy nhược, thay vì uống nước vắt để sống, đem nấu chín rồi mới uống, sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu đem nấu chín thì công hiệu của nó sẽ bị sút giảm đi nhiều. Bất kỳ uống sống hoặc chưng chín, cho thêm vào một ít muối ăn, công hiệu cầm máu sẽ mau hơn.
Tuy xà lách xoong có tính hàn, nhưng nếu nấu lâu, tính hàn của nó sẽ mất, trở thành thức uống mát. Nếu uống lúc còn nóng, có thể đề phòng hàn khí ảnh hưởng tới phổi và bao tử.
Khi uống nước canh hoặc nước xà lách xoong nấu chín sẽ đi tiểu nhiều. Vì vậy, người bệnh không nên uống vào buổi tối, để khỏi phải thức dậy đi tiểu, làm mất giấc ngủ.
Lương y Hoàng Duy Tân