Trang chủ » Danh y xưa và nay » Đội ngũ tri thức bậc cao ngành Y tế hiện đại » GS.TS. PHẠM GIA KHÁNH

GS.TS. PHẠM GIA KHÁNH

Sinh ngày 13 tháng 4 năm 1943
Quê quán: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Nơi ở: 8 Hoằng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966
Điện thoại: 04 35630618 – 0913288155
E-mail: khanhhvqy1@yahoo.com

 
Chức vụ: Nguyên Thiếu tướng, giám đốc Học viện Quân Y.
Đơn vị công tác: Học Viện Quân y.
Cống hiến khoa học: Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, ông được ở lại trường làm công tác giảng dạy và công tác quản lý tại học viên Quân y, từng giữ các chức vụ: Phó giám đốc Viện 103 (1990-1994), Phó giám đốc Học Viện Quân y (1994-1995), giám đốc Học Viện Quân y (1995 – 2008). Hiện nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia công tác, là Uỷ iên hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư ngành Y.
          Nhiều năm trên cương vị quản lý, nhưng ông luôn quan tâm đến lĩnh vực đào tạo các thế hệ tiếp nối, không ngừng đẩy mạnh công tác ngiên cứu khoa học trong học viện Quân y. Chủ nhiệm hai chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về Y – Dược, giai đoạn 2001- 2005 và 2006-2010 – chủ nhiệm 4 đề tài hkoa học cấp nhà nước: Ứng dụng kỹ thuật tiến tiến phục vụ ghép tạng ở Việt Nam; Nghiên cứu một số vấn đề ghép gan để thực hiện ghép gan trên người tại Việt Nam; ghép gan từ người cho chết não ; Can thiệp mạch – Chủ nhiệm 6 đề tài cấp Bộ,
          Ghép gan là đề tài mà ông tâm huyết nhất trong suốt cuộc đời làm khao học của mình. Ông là người trực tiếp tham gia khoa phẫu thuật ghép gan đầu tiên ở Việt Nam (1/2004). Đó là một ca phẫu thuật đã diễn ra trong 16 tiếng đồng hồ, nhưng để thực hiện ca ghép này Học Viện Quân y phải chuẩn bị gần 10 năm, qua 2 công trình nghiên cứu
 Khoa học cấp Nhà nước. Theo ông: “Khó khăn của ghép gan lúc bấy giờ phải nắm vững các kỹ thuật hiện đại à có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho ghép gan. Song khó khăn hơn cả là phải vượt qua sức ép về tâm lý, vì ghép gan là mọt kỹ thuật phức tạp nhất trong ghép tạng, do có rất nhiều rủi ro. Trong khi đó nhiệm vụ đặt ra cho ca ghép đầu tiên ở Việt Nam chỉ có thể thành công không được thất bại. Vì thất bại là một thảm họa, thảm học đối với bản thân, đối với đơn vị và đối vớ cả ngành y tế và sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp ghép tạng ở Việt Nam. Thêm vào đó ở thời điểm ghép gan lúc bấy giờ còn nhiều người chưa ủng hộ do băn khoăn về kinh phí quá cao và khả năng về chuyên môn kỹ thuật để thực hiện thành công. Những điều này vừa là sức ép đồng thời là động lực giúp chúng tôi vượt qua muôn vàn khó khăn chuẩn bị kỹ càng về con người, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị và thuốc men đảm bảo cho ca ghép gan thành công. Việc chuẩn bị đã diễn ra vô cùng công phu, tỷ mỷ và chu đáo”.
          Ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện với sự giúp đỡ của GS Makuchi – chuyên gia ghép gan của Nhật Bản và đã thành công tốt đẹp. Ông học được một bài học quý giá về sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo cho mọi ca phẫu thuật. Với ông đó là “tinh thần trách nhiệm của người thầy thuôc – một đức tính không thể thiếu”.
Sách đã xuất bản: Chủ biên 2 cuốn sách giáo trình: Ngoại khoa cơ sở; Bệnh học ngoại khoa, Học viện Quân y và 3 cuốn đồng tác giả: Các tai biến và biến chứng trong phẫu thuật; Triệu trứng học ngoại khoa; Bệnh ngoại khoa (sau đại học, Học Viện quân y).
Khen thưởng: Huân chương Chiến công hạng nhất – Huy chương; Vì sự nghiệp sức khỏe Nhân dân; Vì sự nghiệp giáo dục; Vì sự nghiệp khoa học công nghệ; Vì thế hệ trẻ – giải thưởng Hồ Chí Minh ề Khoa học Công nghệ – Danh hiệu Nhà giáo  Nhân dân.
 

Gửi thảo luận