Trang chủ » Phòng Mạch » Tư vấn » Hội chứng “thiếu tập trung lâu dài” ở trẻ – Không thể lơ là

Hội chứng “thiếu tập trung lâu dài” ở trẻ – Không thể lơ là

Cháu An nhà tôi năm nay 4 tuổi và bắt đầu đi học lớp chồi. Cháu rất ngoan, tuy nhiên, cô giáo thường báo lại với tôi rằng cháu hay lơ là kể cả lúc học tập cũng như lúc sinh hoạt cùng các bạn. Tình trạng trên cũng lặp lại tại nhà, bé tỏ ra không hề tập trung vào bất cứ điều gì, làm việc gì hay chơi trò gì cũng toàn giữa chừng rồi bỏ. Tôi sợ sắp tới bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học. Phải làm sao để giúp bé đây? (Linh, Hà Nam)

Chào bạn Linh, nỗi lo của bạn cũng là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ sắp bước vào độ tuổi cắp sách đến trường. Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con trẻ siêng năng học tập và đạt thành tích tốt. Do đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy buồn phiền khi con mình không chịu tập trung học tập. Một thực trạng thường thấy ở nhiều gia đình có con em học tập kém là cha mẹ tỏ ra lo lắng hoặc trách mắng thái độ của trẻ trong khi trẻ chỉ tỏ ra bất lực và không thể bào chữa cho sự thiếu tập trung của mình.

Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân của tình trạng mất tập trung không hẳn vì trẻ lười biếng mà có thể là do hệ quả  sự  thiếu tập trung lâu dài  từ lúc trẻ còn nhỏ.  Theo những thông tin bạn cung cấp Cháu An nhà bạn có thể có dấu hiệu của Hội chứng thiếu tập trung lâu dài.
 
Sự thiếu tập trung lâu dài có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của trẻ em. Ở độ tuổi đi học, nhất là những năm đầu tiên, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt chính là chiếc chìa khóa quyết định đối với năng lực học hỏi của trẻ về sau. Trẻ  thiếu tập trung lâu dài sẽ không thể ghi nhớ tốt bằng các bạn cùng trang lứa.

Đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, việc thiếu tập trung sẽ gây nên tình trạng lơ là trong lớp, hay suy nghĩ bâng quơ, thích làm việc riêng và không chú ý nghe giảng dẫn đến việc học trước quên sau, thua sút bạn bè, thậm chí không thể theo kịp tiến độ bài giảng của thầy cô. Đến độ tuổi trung học, những kiến thức mới sẽ khá nặng và yêu cầu trẻ phải có kiến thức căn bản vững vàng. Nếu hội chứng thiếu tập trung vẫn không được cải thiện thì trẻ có thể bị “mất căn bản” trong việc học và trở nên chán nản, không còn thiết tha phấn đấu tiếp, dẫn đến trình trạng chán học, bỏ học, gây ảnh hưởng lâu dài đến tương lai sau này.

Trở lại với câu hỏi, cháu An nhà bạn hiện đang ở giai đoạn đầu của độ tuổi học tập, nếu phát hiện sớm dấu hiệu của hội chứng thiếu tập trung lâu dài thì vẫn có thể khắc phục được bằng nhiều cách.
 
Điều cần làm đầu tiên là cho bé bổ sung các dưỡng chất có lợi cho trí não bao gồm hàm lượng đúng DHA theo độ tuổi, ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine và Vitamin nhóm B…
 
Khi não bộ được phát triển, bản thân trẻ đã có được nền tảng trí lực tốt để có thể cải thiện tình trạng của mình. Lúc này bạn có thể cùng trẻ thực hiện các bài luyện tập tại nhà như: các bài tập chuyển động chậm, vẽ hình, nặn bột, phân biệt âm thanh…
 
Tuy nhiên Bạn nên tham khảo các bài tập được thiết kế bởi các  BS- chuyên gia tâm lý  hoặc các chuyên viên giáo dục đặc biệt  để giúp bé đạt kết quả tốt nhất.
 
Chúc bạn và cháu thành công!

Gửi thảo luận