Ngày làm việc sẽ trở nên dài hơn nếu mặt trời chiếu sáng lâu hơn một chút vào cuối mỗi chiều. Tuy nhiên, để nhận được thêm chút ánh sáng, thời gian dành cho giấc ngủ của bạn sẽ bớt đi một ít.
Trong khi một số người gặp khó khăn khi ra khỏi giường vào mỗi sáng, một số khác lại phải đối phó với tình trạng thiếu ngủ cả năm dài.
Bảng xếp hạng gần đây từ nhà bán lẻ đệm Sleepy đã tiết lộ các công việc dễ gây mất ngủ hàng đêm. Theo danh sách, dựa trên những phân tích độc lập thói quen ngủ của các cá nhân, có 9 công việc sau đây khiến bạn dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ:
Trợ lý chăm sóc sức khỏe tại nhà
Trợ lý chăm sóc sức khỏe gia đình có nhiệm vụ thăm khám cho mọi người bất kể giờ giấc tế nào, bệnh nhân bị nặng, nhẹ, người lớn tuổi hay nhỏ tuổi… Họ gần như không có sự lựa chọn mà luôn phải coi bệnh nhân là mục tiêu chăm sóc hàng đầu và việc thăm khám vào ban đêm xảy ra gần như thường xuyên. Đây là công việc yêu cầu cả thể chất lẫn tinh thần và những người gắn bó với nghề này cần làm quen với việc mất ngủ hằng đêm.
Luật sư
Theo thống kê, khoảng 33% những luật sư làm việc toàn thời gian, làm việc 50 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần. Số giờ làm việc nhiều khiến họ ít có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chưa kể đến những vụ việc phức tạp cần phải tập trung nhiều thời gian để nghiên cứu… Tính chất công việc đòi hỏi các luật sư phải thức khuya, mất ngủ.
Sĩ quan cảnh sát
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sĩ quan cảnh sát có mặt trong danh sách những công việc dễ mất ngủ nhất và được xem là một trong những công việc đáng sợ nhất tại Mỹ. Ngoài ra, theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ phát hiện ra rằng 40% số sĩ quan cảnh sát có tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này cũng dễ hiểu bởi cảnh sát thường bị huy động cả vào ban đêm, đang trong giờ ngủ nghỉ và việc họ bị thiếu ngủ, mất ngủ là rất dễ xảy ra.
Bác sĩ, y tá
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như kỹ thuật viên y tế khẩn cấp và y tá trực làm việc nhiều hơn khoảng 180 giờ một năm so với người lao động trung bình và thường bị gọi vào tất cả các đêm. Những ca trực đêm, những ca tiếp nhận cấp cứu… khiến các bác sĩ, y tá mất ngủ triền miên.
Kế toán, kiểm toán
Nghe có vẻ nghề kế toán, kiểm toán chửang có liên quan gì đến việc ngủ nghỉ, tuy nhiên do áp lực về thời hạn hoàn thành và lịch trình chặt chẽ, những người làm công việc kế toán, kiểm toán thường xuyên phải làm thêm giờ. Những con số thậm chí còn đi vào giấc ngủ của họ, khiến họ lo lắng và ngủ cũng không yên.
Nhân viên xã hội
Các nhân viên xã hội thường có khối lượng công việc lớn, dẫn đến làm việc nhiều giờ hơn so với người khác, vì thế, trong khi người ta ngủ nghỉ, những nhân viên xã hội này vẫn phải thức để làm việc. Một số người cũng làm việc vào buổi tối hay ngày cuối tuần để gặp gỡ khách hàng và có xu hướng phát sinh các trường hợp khẩn cấp, tất cả đều có thể dẫn đến thiếu ngủ.
Lập trình viên máy tính
Trang web collegegrad.com tuyên bố, hầu hết các lập trình viên máy tính làm việc trung bình 50 giờ một tuần, và họ có thể làm việc nhiều giờ hơn do yêu cầu về thời hạn hoặc các vấn đề kỹ thuật phát sinh. Điều này cũng dẫn họ đến tình trạng mất ngủ.
Chuyên gia phân tích tài chính
Một nhà phân tích tài chính thường xuyên phải dành nhiều giờ gặp gỡ với khách hàng hoặc trả lời cuộc gọi, nhiều người thậm chí phải thức thâu đêm để hoàn thành công việc cho khách hàng của họ.
Thư ký
Thư ký và trợ lý hành chính thường phải làm rất nhiều việc lặt vặt nhưng lại không thể không có. Họ phải theo dõi lịch trình của mọi người, phối hợp và tổ chức các cuộc họp, đặt vé đi du lịch là những công việc trong vô số những nhiệm vụ khác. Vì thế, sẽ là điều dễ hiểu nếu một thư ký phải thức cả đêm suy nghĩ về việc lập danh sách cho công việc của ngày hôm sau.