Mô tả:
Coi như là cây khổng lồ của rừng do những kích thước cực kỳ lớn của nó. Cây gỗ to, cao 10 – 20cm. Đường kính của thân cây 8 – 10m. Chu vi vòng quanh thân xốp tới 27 – 30m. Lá kép chân vịt, rụng sớm. Hoa to, ở kẽ lá, mọc riêng lẻ, thõng xuống, màu trắng to cỡ 0,15 – 0,2m. Ống nhị chia ở ngọn thành một số lớn các nhánh mang bao phấn. Quả nang không nứt, hình trứng. Hạt bao bọc bởi cơm quả.
Cây bệ vệ này nguồn gốc ở Châu Phi, Xuđăng, Xenêgan. Ở Luanda, thủ đô của Angola, cây này mọc phổ biến như cây đa ở nước ta. Ở Huế, theo bài của Thân Trọng Ninh đăng trong báo Lao động ngày 19/8/2002. Cây phát triển dễ dàng ở Brazil, có thể gặp vài cây ngay ở Rio de Janeiro. Trồng bằng hạt.
Công dụng:
Vỏ cây Bao bắp, vị hơi đắng, dùng dưới dạng thuốc sắc chữa sốt cách nhật. Vỏ cho sợi dệt được. Bột lá gọi là Lalo dùng làm gia vị nhớt. Thịt quả khô xưa kia dùng làm thuốc, gọi là Đất Lemnos. Hạt dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Quả ăn được, có thịt quả vị ngon nhưng hơi chua.
Theo nhà tự nhiên học Caminoá kể lại thì Bác sĩ Weisere ở trang trại của ông ở bờ sông Contas phiá nam Bahia đã chế tạo với mỗi một thân cây Bao bắp thôi một chiếc thuyền có thể chở được ít nhất 400 người. Ngoài câu chuyện lý thú đó, Adanson đã phát hiện ở Croéia những thân cây Bao bắp khắc ngày của hai thế kỷ XIV và XV. Ngoài sự chống chọi không thể tin được đối với thời tiết và thời gian, gỗ bao bắp lại có cấu trúc xốp, mềm yếu. Lại còn có một sự lạ lùng khác đối với cây Bao bắp: ở châu Phi, dân bản xứ chôn người trong thân cây bao bắp. Xác các nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ có khi được ướp ở đó thành các xác ướp.