Thiếu cân: Một số nhà khoa học Anh cho rằng, những trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ thấp còi do chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống lớn lên dễ bị loãng xương. Ngoài ra, nguy cơ bị loãng xương cao cũng dễ gặp ở những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân không khoa học. Thậm chí việc bỏ cả khẩu phần ăn cần thiết để giảm cân, sẽ làm mất đi việc cung cấp dinh dưỡng làm chắc xương dẫn đến nguy cơ gãy xương cổ, hông và xương sống.
Di truyền: Một số người cần lưu ý điều này, nếu cha mẹ đã được chẩn đoán mắc loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ loãng xương và gãy xương ở con cái sẽ không tránh khỏi và có thể gia tăng. Do vậy, cần phải kiểm tra càng sớm càng tốt để có biện pháp khắc phục và theo dõi được mật độ xương của bạn.
“Chu kỳ” của phụ nữ: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể hàm lượng estrogen giảm nên sẽ ảnh hưởng xấu đến xương. Vì thông thường estrogen rất có ích trong việc tổng hợp calci cho xương và giúp tăng cường tạo xương chắc khỏe. Ngoài ra, thời gian mãn kinh cũng là thời kỳ mà hàm lượng estrogen giảm nhanh nhất, nó sẽ làm giảm mật độ của xương bắt đầu từ độ tuổi này. Do vậy, phụ nữ nên tăng cường bổ sung calci và vi chất khác từ tuổi 35 trở đi để giảm nguy cơ loãng xương.
Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp: Xương của chúng ta sẽ đạt đến tỷ trọng và khối lượng cao nhất ở độ tuổi 25-30 tuổi. Sau tuổi này nó không tăng nữa và giữ nguyên đến khoảng thời gian bạn 40 tuổi và giảm dần khoảng 1% với mỗi năm tiếp theo. Nếu khi trẻ tỷ trọng và khối lượng xương của bạn quá thấp thì nguy cơ phát triển chứng loãng xương sẽ càng trầm trọng hơn khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.
Corticosteroids: Một trong số thuốc gây loãng xương nguy hiểm nhất là steroids (cortison hay predinison). Đây là một số loại thuốc chuyên trị kể cả bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng. Nếu dùng corticosteroids trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến xương. Trong trường hợp phải sử dụng nên đề nghị bác sĩ kê cho bạn loại thuốc này ở liều thấp nhất để tránh tổn thương cho xương.
Trang chủ » Tin tức » Y tế » Những nguyên nhân của loãng xương