Mặt ngoài hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn… và thường được trồng làm hàng rào. Kim anh tử thường được thu hái vào tháng 10 – 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.
Theo y học cổ truyền, kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; có công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, đái dầm, suy nhược thần kinh…
Bài 1:Chữa di mộng hoạt tinh, lưng gối mỏi đau: Quả kim anh 20g, củ sung 16g, cẩu tích 16g. Rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml. ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 5-10 ngày.
Bài 2: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Với thể chất yếu ớt, dễ mệt mỏi, đái dầm thường xuyên, nước tiểu trong, da nhợt, tay chân lạnh, lưng đau gối mỏi, trí lực kém, hay quên: Kim anh tử 20g, khiếm thực 50g, đường trắng vừa đủ. Kim anh tử sắc kỹ lấy chừng 100ml dịch chiết rồi cho khiếm thực vào nấu thành cháo, chế thêm đường, chia ăn 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.
Bài 3: Chữa suy nhược thần kinh: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen. Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
Bài 4: Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền 10 ngày.