Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) xuất hiện tại Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây, chủ yếu theo nguồn “xách tay” và rỉ tai về cách dùng và công dụng. Có người đặt mua thuốc nói trên với giá rất đắt để dự trữ trong nhà phòng khi… tai biến. Nhưng trên thực tế, một số bệnh nhân do không hiểu biết, tự ý sử dụng nên sau khi dùng thuốc không thấy hiệu quả, thậm chí có trường hợp bệnh trở nặng và nguy kịch hơn, đe dọa tính mạng.
Bệnh nặng hơn do tự ý dùng thuốc
Do tự ý sử dụng thuốc an cung ngưu hoàng hoàn, nhiều bệnh nhân lâm vào nguy kịch.
|
Trường hợp thứ 2: BN Nguyễn Văn B., 74 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bị đột quỵ, phải nhập Bệnh viện Hữu Nghị. Tại đây, BN B. đã được chỉ định chụp MRI sọ não với chẩn đoán nhồi máu não đa ổ được điều trị: kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường máu, thuốc dự phòng đông máu. Theo người nhà BN, từ năm 2005, BN thường xuyên uống plavix 75mg/ngày và aspirin 81mg/ngày.
*TTND.GS.TS. Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam: Người dân không được tự ý sử dụng
Theo tôi được biết, thuốc ACNHH hiện nay ngay tại Trung Quốc là nước sản xuất cũng chưa có nghiên cứu lâm sàng trên nhiều người và cũng có nhiều quan điểm khác nhau nhưng những bệnh nhân bị đột quỵ theo cơ chế tắc mạch thì sử dụng được, còn với bệnh nhân chảy máu dùng sẽ bất lợi. Do đó, việc sử dụng cần có sự tư vấn của cả thầy thuốc Đông y và Tây y giàu kinh nghiệm. Vì thế, người dân không nên tự ý sử dụng. * TTƯT.PGS.TS. Nguyễn Gia Bình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai: Cần quản lý chặt loại dược phẩm này
Mặc dù nhiều tài liệu có nói ACNHH là một loại thuốc quý của YHCT, tuy nhiên, đây là một loại thuốc trị bệnh của đông y (trong thành phần cũng có những vị rất độc: băng phiến, chu sa có chứa sulfua thủy ngân (HgS) rất độc), có sức công phá mãnh liệt chứ không hoàn toàn là loại dược phẩm có công dụng bồi bổ. Hiện tại, thuốc bán trôi nổi trên thị trường, xuất xứ nhiều nơi (Trung Quốc, Hàn Quốc)… và không rõ nguồn gốc, thực tế chưa có một hướng dẫn hay quy trình có tính chất pháp lý để dùng thuốc trong khi nhiều người dân và một số thầy thuốc chưa hiểu biết về thuốc vẫn sử dụng thuốc bừa bãi không đúng chỉ định và đúng liều khuyến cáo. Nên chăng cần quản lý chặt chẽ hơn về việc nhập khẩu loại dược phẩm này và cần nghiên cứu để xây dựng quy trình chỉ định sử dụng thuốc để việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, tránh tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn cho người bệnh và tránh lãng phí một khoản kinh phí khá lớn.
* TTND.PGS.TS. Trần Quốc Bình – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TW: Tuyệt đối không dùng ACNHH đơn thuần ACNHH là bài thuốc cổ phương của Y học cổ truyền phương Đông, dùng chữa chứng trúng phong theo quan điểm của y học cổ truyền (YHCT). Có 2 loại là trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ, thường có các triệu chứng nhãn, tà, oa, ngọc (mồm, méo, mắt, xếch). Trong viên ACNHH gồm có các vị: uất kim, chi tử, hoàng cầm, hoàng liên, ngưu hoàng, chu sa, minh hùng hoàng, tê giác có thể thay bằng thủy ngưu giác (sừng trâu) mỗi thứ 1 lạng; trân châu (chế đậu phụ) 5 đồng cân; xạ hương 2 đồng cân 5 phân, băng phiến mỗi thứ 1 lạng Trung Quốc bằng 50gam.
Ngày nay, bài thuốc trên có thể được vận dụng để điều trị một số bệnh như: Tai biến mạch máu não, viêm não, chấn thương sọ não… Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu quả, tùy theo giai đoạn, thể bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ YHCT có kinh nghiệm chỉ định cụ thể và có thể phối hợp với y học hiện đại. Tuyệt đối không dùng ACNHH đơn thuần mà cần tuân thủ phác đồ điều trị của y học hiện đại trong điều trị. Vì thuốc này được bào chế cũng có một số thành phần mang độc tính nên khi dùng cần thận trọng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền giàu kinh nghiệm, tránh lạm dụng thuốc này như một loại “thần dược”, đặc biệt thổi phồng chức năng như một loại vắc-xin phòng được bệnh trong nhiều tháng, nhiều năm là không đúng.
Hiện nay, trên thị trường, thuốc này có nhiều loại của nhiều hãng dược phẩm khác nhau, thậm chí có cả thuốc giả. Do vậy, khi mua, cần thận trọng mua tại cửa hàng có uy tín và tham khảo thầy thuốc có uy tín, giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng của thuốc. |