Trang chủ » Danh y xưa và nay » Đội ngũ tri thức bậc cao ngành Y tế hiện đại » GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HƯỜNG

GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HƯỜNG

Sinh ngày 14 tháng 02 năm 1929
Quê quán: Thanh Xuân, Hà Nội
Nơi ở : 104 C10D, giảng Võ, Hà Nội
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1995
Điện thoại: 04 38463601 – 0913223326
E-mail: ngdhuonghn@yahoo.com.vn

Chức vụ: Nguyên viện trưởng Viện chống lao, Bệnh phổi Trung ương.

Đơn vị công tác: Viện chống lao, Bệnh phổi; Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

Cống hiến khoa học: Trước khi về công tác tại Viện chống lao và Bệnh phổi Trung ương, trng những năm từ 1950 – 1956 ông là bác sĩ tại quân y của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đó, ông về công tác tại Viện chống lao và bệnh phổi trung ương từ 1995-2003, làm việc tại TRung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
          Trong quá trình công tác, ông tham gia một số công trình nghiên cứu khoa học chủ yếu về chuyên ngành lao và bệnh phổi như: Bệnh lao (dịch tễ, lâm sang,BCG, kháng thuốc, chức năng hô hấp, tổ chức chống lao, điều trị,miễn dịch); Một số bệnh phổi (viêm phế quản mạn, hen, bụi phổ, viêm phổi cấp tính trẻ em). Một số công trình tiêu biểu: Tiêm vacxin Tả. TAB.BCG với kỹ thuật Dermojet; Công thức tính Dung tích sống lý thuyết của người Việt Nam (II), 1971; ứng dụng bài toán chọn mẫu trong điều tra dich tễ lao, 1972; Viêm phế quản mạn ở Việt nam. Ảnh hưởng của bụi nông nghiệp và khí hậu nóng ẩm, 1973; Điều trị bệnh bạch cầu cấp bằng hóa học kết hợp miễn dịch, 1977; Thai nghén và bệnh lao; 1987; Xây dựng Lịch phấn hoa ở Hà Nội; Viêm phổi trẻ em, 1955; Số lý thuyết về Thông khí phổi ở người Việt Nam, 2004…
          Trong gần 40 năm công tác tại Viện chống lao và Bệnh phổi Trung ương, ông có 14 báo cáo nghiên cứu về tình hình dịch tễ lao ở Việt Nam,
 
 Thực hiện trong thời gian 30 năm (1958-1991). Nội dung đề cập đến tình hình dịch tễ lao khi mới bắt đầu triển khai hoạt động chống lao (1958, 1959), và chủ yếu là theo dõi diễn biến, đánh giá qua thời gian, nhận định hiệu quả của chương trình. Các số liệu cua những nghiên cứu đó được coi như phản ánh của tình hình dịch tễ lao ở Viêt Nam trong hơn ¼ thế kỷ.
          Kết quả của các nghiên cứu trên cũng là nội dung của 4 báo cáo đã được trình bày tại các hội nghị quốc tế chóng lao, ở Tokyo (1973), Singapo (1986), Boston, Hoa kỳ (1990), Mainz, Cộng hòa Liên bang Đức (1964), của một bài viết trên sách Epidemiologie  tropicale (Agence decooperation culturelle et technique, Pairs, 1988) và 3 bài giảng trong các sách giáo khoa của Bộ môn lao, Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Chống lao và Bệnh phổi Trung ương (1987, 1992, 1994).

Sách đã xuất bản: Tác giả, đồng tác giả của 14 cuốn sách do Nxb Y học ấn hành: Tài liệu tập huấn  y sĩ trung cấp, 1964; Bệnh lao ngày nay và ngày mai, 1974; Từ điển miễn dịch học, 1975; Từ điển bệnh học Phổi và lao, 1977; Sổ tay thầy thuốc thực hành, 1981; Lao và bệnh phổi, 1991; Các khía cạnh miễn dịch học trong bệnh học, 1992; Hướng dẫn thực hành điều trị, 1993; Hướng dẫn dử dụng kháng sinh, 1994; Bệnh lao và bệnh phổi, tập 1, 1993, Bệnh lao và bệnh phổi, tập 2, 1996; Hướng dẫn điêu trị bằng kháng sinh và một số nhiễm khuẩn thường gặp, 1999; Dược thư quốc gia Việt Nam, 2002, 2009; Bách khoa thư bệnh học, tập 4, 2004, 2008- Một số cuốn sách khác: Bệnh lao, những điều nên biết, Nxb Văn hóa, 1957; Chiến thắng bệnh Lao, Nxb Hà Nội, 2004; Môi trường và sức khỏe, Nxb Lao động, 2005; Các bệnh đường hô hấp. Dự phòng và điều trị, Nxb Văn hóa, 2006. Nhiều tài liệu giảng dạy như: BCG và công tác dự phòng bệnh lao, 1994; Hen phế quản, 1996; Cấu trúc và hoạt động của bộ máy hô hấp, 2007; Đáp ứng miễn dịch trong các bênh phổi – phế quản, 2007; Bệnh sơ phổi kẽ, 2007; kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong các bệnh phổi – phế quản, 2007…

Khen thưởng: Huân chương Chiến thắng hạng Ba; Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

Gửi thảo luận