Một liều thuốc đã qua thử nghiệm
Người ta vẫn thường nghĩ rằng y học cổ truyền Trung Hoa mà chứng minh được tính hiệu quả của nó. Nhưng quan niệm này đã thay đổi khi một nhóm các bác sỹ người Áo tiến hành nghiên cứu cao ớt có lỗ xốp, một dược phẩm của người Trung Quốc. Khởi đầu, cao ớt được đặc chế để chữa các chứng đau cơ, xương. Nhưng các nhà khoa học lại đặt câu hỏi, liệu nó có tác dụng với bệnh đau lưng, một căn bệnh mà tây y nhiều khi phải bó tay? 320 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, đã được chia làm hai nhóm. Một nhóm dùng cao ớt, và một nhóm dùng loại cao khác không có hoạt tính. Tất cả các bệnhnhân đều không biết mình được dán loại cao nào vào lưng.
Lưng dán cao ớt, giảm đau
Trước khi bắt đầu cuộc thử nghiệm, tất cả các bệnh nhân đều được đánh giá mức độ của các cơn đau do thoái hoá đốt sống lưng mà họ phải chịu đựng. Sau ba tuần dùng cao, 82% những người dùng cao ớt cho biết họ không còn đau nữa hoặc tình trạng của họ cải thiện rõ rệt trong khi tỉ lệ này chỉ là 31% ở những người dùng loại cao thứ hai. Hiếm trường hợp dùng cao ớt có tác dụng phụ. Các tác dụng này thường là phản ứng của da ở vùng dán cao (12 người bị dị ứng với cao ớt và 5 người dị ứng với loại cao kia). Từ kết quả trên, các tác giả của cuộc thí nghiệm kết luận, cao ớt có lỗ xốp có thể là một liệu pháp bổ sung cho những phương thức chữa trị bệnh đau đốt sống, vốn rất phổ biến.
Dùng cao ớt phẫu thuật
Cũng chính bài thuốc này đã chứng tỏ tác dụng của nó trong việc giảm cơn buồn nôn hậu phẫu thường gặp ở người bị cắt bỏ tử cung. Người ta dán cao ớt vào bàn tay người bệnh tại những điểm huyệt trước khi gây mê, và gỡ chúng ra tám tiếng sau phẫu thuật. Chỉ có 20% những người được áp dụng phương pháp này bị nôn sau khi phẫu thuật trong khi tỉ lệ này là 57% ở những trường hợp không dùng cao ớt.
Chất Capcaisin trong quả ớt
Theo các nhà khoa học, chính chất Capcaisin chứa trong quả ớt đã làm nên điều kỳ diệu trên. Đây là chất cay nhất trong số các thành phần cấu tạo nên quả ớt. Các phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy, capcaisin tác động vào nơ ron thần kinh của chuột thí nghiệm, bám vào thần kinh thụ cảm và tạo thành các lỗ nhỏ trên màng tế bào. Qua các lỗ này, các ion natri ở vỏ tế bào thần kinh sẽ di chuyển vào bên trong, kích thích các nơ ron phát tín hiệu đau. Các lỗ nhỏ này không khép lại, khiến natri liên tục được chuyển vào trong, và kết quả là tế bào thần kinh mất khả năng hoạt động.
Những phát hiện trên không làm đảo lộn các nguyên tắc chữa trị của tây y, song tại sao không thử dùng phương thuốc Trung Hoa cổ truyền này nếu bạn đã thất bại với các thuốc tây y? vả lại cao ớt chẳng gây tác dụng phụ gì nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn cả.