Người ta thu những thỏi phấn ong này bằng cách làm hẹp lỗ ra vào ở thùng nuôi ong, chỉ để vừa lọt thân con ong. Khi ong chui vào tổ, sẽ để rớt lại hai thỏi phấn mang bên mình ở phía ngoài. Đem phấn ong sàng sảy cho sạch tạp chất rồi sấy khô ở nhiệt độ 400C để diệt men.
Phấn ong chứa 7-35% protein, 0,22% hydrat carbon, 5-10% lipid, 10% acid amin tự do, 7,5-40% đường khử, 6-15mg% vitamin C, 5-9% vitamin P, khá nhiều vitamin nhóm B và các men invertaza, amylaza, phosphataza, các muối khoáng Ca, P, Fe, Mg, Zn…
Dược liệu có vị ngọt nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, sinh tinh, tăng cường miễn dịch và khả năng chống đỡ của cơ thể với bệnh tật, làm giảm cholesterol trong máu, điều hòa chức năng của hệ thần kinh, kém ăn, xuất tinh sớm, liệt dương, nôn mửa. Dạng nguyên bản của phấn ong (thỏi phấn) được dùng ngay, không phải chế biến với liều mỗi ngày 10-15g. Có thể dùng phấn ong 25g và mật ong 50g làm thành dạng đặc biệt gọi là lương ong mà dùng.
Phấn ong.
|
Đặc biệt, phấn ong 32g phối hợp với sữa ong chúa 10g, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng thời gian dài thì khả năng chữa liệt dương rất có hiệu quả.
Trong y học hiện đại, có biệt dược sthénorex, là một loại viên nhộng gồm cao phấn ong (tan trong nước) 120mg, cao phấn ong (tan trong chất béo) 6mg, chữa biếng ăn, ăn kém ngon, suy nhược, gầy yếu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên đối với người lớn, 1 viên cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Một đợt điều trị khoảng 4 tuần.
Theo tài liệu nước ngoài, phấn ong có tác dụng phòng và trị ung thư tuyến tiền liệt với liều uống mỗi ngày 15g. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường uống liên tục một thời gian dài, mỗi ngày khoảng 4 thìa cà phê bột phấn ong cũng thấy tác dụng tốt.