Nguyên nhân là do loại thuốc hoa chứa tinh dầu xương bồ thường tăng theo hàm lượng thành phần beta-asaron chứa trong đó. Trong khi đó, các nghiên cứu trên động vật cho thấy beta-asaron có khả năng gây ung thư và đột biến gan cũng như nhiều tác dụng bất lợi trên tim và gan. Mặt khác, độ an toàn và độc tính của xương bồ chưa được thử nghiệm trên lâm sàng.
Tại Mỹ, Cục Quản lý Dược, Cơ quan Quản lý dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng cấm sử dụng xương bồ và các sản phẩm từ xương bồ (như tinh dầu, dịch chiết) trong vai trò là chất phụ gia thực phẩm cũng như để làm thuốc từ năm 1968.
Từ những lý do trên, căn cứ ý kiến kết luận của Hội đồng xét duyệt thuốc; trong thời gian xem xét để xác định giới hạn an toàn của thành phần asaron trong dược liệu thuộc chi xương bồ, Cục Quản lý Dược quyết định tạm ngừng cấp số đăng ký mới, đăng ký lại cho các chế phẩm thuốc ho bổ phế có chứa dược liệu thạch xương bồ.
Beta-asaron có trong tinh dầu tự nhiên của các cây thuộc chi xương bồ. Hiện nay, tại Việt Nam chi xương bồ gồm nhiều loài được sử dụng làm thuốc dưới dạng thân rễ phơi khô như thạch xương bồ và thủy xương bồ.