Bác sĩ nói rằng con chị không hấp thụ chất nhưng bác sĩ chỉ khuyên ăn được bao nhiêu cứ ăn, ăn nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đồng nghiệp của em không biết cụ thể nên ăn gì và ngoài ăn còn có thể làm gì để giúp con hấp thụ dễ hơn không? Mong bác sỹ giúp đỡ! (Thy Đặng, 24 tuổi, TPHCM)
Trả lời:
Chào bạn!
Với những thông tin trên, tôi có thể thấy rằng đồng nghiệp của bạn đang tăng cân ở mức bình thường. Hiện đồng nghiệp của bạn đang ở tuần thứ 33 của thai kỳ. Vào thời kỳ này, tử cung của thai phụ cao hơn 12,5cm bên trên rốn. Lúc này, thai phụ nên tăng được khoảng 10 – 12 kg và đây là lúc tăng cân nhanh hơn bất cứ lúc nào khác trong thời gian mang thai. Nguyên nhân do em bé vẫn đang phát triển rất nhanh và có thể tăng tới 230 gr mỗi tuần. Hơn nữa, nhau thai và số lượng nước ối bao quanh em bé cũng ngày càng tăng lên. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng.
Cân nặng của em bé tuy thấp hơn một chút so với mức chuẩn (khoảng 1700g khi ở 32 tuần tuổi) nhưng điều đó có thể do sai số trong tính tuổi thai và do mỗi thai nhi phát triển không giống nhau nên thai phụ không cần quá lo lắng.
Để tăng trọng lượng của thai nhi, một số bà bầu sử dụng đồ ăn chứa nhiều đường như nước mía, nước đường, bánh kẹo ngọt hoặc sữa có đường hay thức ăn nhiều Carbohydrate như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc… Những thực phẩm này có tác dụng rất tốt vì Glucose trong thai kỳ là chất chủ yếu đối với sự phát triển của em bé. Tuy nhiên,điều này không có nghĩa bạn nên ăn quá nhiều đồ ngọt trong thai kỳ vì khi đó, bé sẽ phát triển rất nhanh và chào đời với một trọng lượng lớn cùng một cơ thể chứa quá nhiều chất béo.
Trẻ sơ sinh trên 3.8 kg còn có nguy cơ hạ đường huyết sau sinh rất cao do nồng độ Insulin của người mẹ có chế độ ăn như trên rất cao. Sau khi bé sinh ra, hệ thống nội tiết của bé chưa thích nghi kịp với sự sụt giảm Insulin của cơ thể. Hiện tượng này kéo theo một loạt các hiện tượng như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…và khi lớn lên, bé cũng có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường… cao hơn trẻ có cân nặng bình thường. Người mẹ dung nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường cũng dễ gây đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ và tiền sử sinh con trên 4 kg là một trong những yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường tuýp 2.
Khi mang thai, người mẹ cần 2300 – 2700Kcal/ngày. Chế độ ăn của sản phụ không chỉ cần đầy đủ năng lượng mà cần phong phú về dinh dưỡng, vi chất và có khoa học. Trung bình, phụ nữ có BMI bình thường nên tăng từ 11 đến 15 kg, tốt hơn là trong khoảng 12.5 kg đến 13 kg. Khi đó, bạn vẫn phải bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi mà lại dễ trở lại vóc dáng ban đầu của mình sau sinh.
Chế độ ăn của thai phụ cần bảo đảm đầy đủ các chất sau đây:
+ Chất đạm: Chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể, tham gia cấu tạo tế bào cho bé. Chất đạm có được từ thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành, ngũ cốc…
+ Chất đường: Cung cấp năng lượng cho mẹ và thai nhi. Bạn nên sử dụng chất đường có trong trái cây, cà rốt, sữa, mật ong, ngũ cốc…
+ Chất béo: Giúp cho sự phát triển của tế bào não hay cung cấp năng lượng. Ngoài ra, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu một số lọai vitamin được dễ dàng: Vitamin A,D, E và K. Bạn nên ăn mỡ thực vật (dầu ăn), không nên ăn mỡ động vật.
+ Muối khoáng: Hai chất quan trọng nhất là can xi và sắt. Can xi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng… Sắt có nhiều trong thịt bò, rau dền đỏ, mùng tơi, cải xoong, gan…
+ Các vitamine A, B, C, D, E… có trong thức ăn tươi như rau, trái cây,đặc biệt là các loại hoa quả có màu đậm (xanh,đỏ,vang..)… có thể bổ sung bằng cách uống viên vitamin.
+ Không ăn quá mặn hay quá nhạt.
+ Ăn nhiều rau và uống nhiều nước (2-2.5l/ngày) để tránh tính trạng táo bón. Lưu ý: Nếu xảy ra tình trạng phù, bạn cần điều chỉnh lại lượng nước.
Bác sỹ Uông Thành
Đơn vị tư vấn chuyên môn:
Website: www.methongthai.vn
Email: tuvan@methongthai.vn
Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50
Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội