Trang chủ » Phòng Mạch » Tư vấn » Hiểu đúng về Gout cấp tính, Gout mạn tính, cơn Gout cấp

Hiểu đúng về Gout cấp tính, Gout mạn tính, cơn Gout cấp

Đó là những hiểu biết cơ bản về bệnh Gout, lâu nay chúng ta vẫn thường hay nói về bệnh Gout như vậy, nhưng còn một số điều cơ bản mà chúng ta dường như không chú ý tới… Đó là các khái niệm: Bệnh Gout cấp tính là gì? Bệnh Gout mạn tính là gì? Và cơn Gout cấp tính là gì? Hiểu đúng được các khái niệm này chúng ta mới hiểu được bệnh Gout, mới biết được mình đang ở giai đoạn nào của bệnh Gout. Đây thực sự là những điều bệnh nhân Gout cần biết.

Bệnh Gout cấp tính là gì?

Trước hết ta phải hiểu như thế nào là Các bệnh cấp tính. Đó là các bệnh xảy ra đột ngột, thời gian mắc bệnh và điều trị ngắn. Trong bệnh Gout, khi acid uric máu tăng cao và đến lúc nào đó kết tủa thành muối urat, có thể lần kết tủa đầu tiên này là lần đau đầu tiên của bệnh Gout, với các dấu hiệu đặc trưng như: Sưng, nóng, đỏ căng như trái cà chua chín, đau dữ dội, đau hơn bất kỳ cái đau nào bạn có trước đó và đau ở chỉ một khớp. Ở lần đau này, bạn không cần bất kỳ một loại thuốc nào hay phương pháp chữa trị nào, cơn đau cũng tự hết sau vài ngày. Và có thể là rất lâu sau cơn đau đó: 6 tháng, 1 năm, 2 năm… bạn mới bị tiếp một cơn đau như vậy. Trước khi bạn bị cơn đau đầu tiên đó, bạn chưa phải là bị bệnh Gout, mà chỉ là đang có hội chứng Tăng acid uric máu. Khoảng thời gian từ cơn đau đầu tiên đến trước khi bạn bị tiếp cơn đau lần 2 là khoảng thời gian bạn bị bệnh GOUT CẤP TÍNH. Có thể nói một cách tóm tắt: gout cấp tính biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính và dữ dội của khớp ngón bàn chân cái, cho nên còn gọi là bệnh “gout do viêm”.Một số triệu chứng của Gout cấp tính
  * Cơn viêm cấp của bệnh thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như :
  – Sau một bữa ăn nhiều rượu thịt.
  – Sau chấn thương hoặc phẫu thuật.
  – Sau lao động nặng, đi lại nhiều, đi giầy quá chật.
  – Sau những sang chấn về tinh thần : quá xúc động, cảm động, quá căng thẳng, lo lắng…
  – Nhiễm khuẩn cấp.
  – Sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazid, tinh chất gan, vitamin B12, steroid,…
  Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ,…
  * Triệu chứng cơn gout cấp tính:
  – Khoảng 60-70% cơn cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái.
  – Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau dữ dội ngày càng tăng, đau không thể chịu nổi, chỉ một va chạm nhẹ cũng gây đau tăng.
  – Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường.
  – Toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, mắt nổi tia đỏ, khát nước nhiều, táo bón, tiểu tiện ít và đỏ.
  – Đợt viêm kéo dài từ vài ngày đến hai tuần (trung bình là 5 ngày), đêm đau nhiều hơn ngày, viêm nhẹ dần, đau giảm, phù bớt,  da tím dần, hơi ướt; ngứa nhẹ rồi bong vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở chân. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm (vào mùa xuân hoặc mùa thu).
  * Xét nghiệm và X quang :
  – Chụp X quang không có gì thay đổi so với bình thường.
  – Xét nghiệm : acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416,5 micromol/l), bạch cầu tăng, tốc độ máu tăng, chọc dịch ở nơi viêm có thể thấy tinh thể urat nằm trong bạch cầu, nhưng cũng có khi acid uric trong máu không tăng.
  * Thể lâm sàng :
– Thể lâm sàng theo vị trí :
  + Ngoài vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70%, các vị trí khác ở bàn chân đứng hàng thứ hai như cổ chân, các ngón chân, sau đó là khớp gối, rất ít khi thấy ở chi trên
+ Thể đa khớp (từ 5-10%): bệnh nhân sốt, sưng đau lần lượt từ khớp này sang khớp khác, rất dễ
 nhầm với thấp khớp cấp.
 – Thể theo triệu chứng và tiến triển
 + Thể tối cấp: sưng tấy dữ dội, đau nhiều, sốt cao dễ nhầm với viêm khớp do vi khuẩn.
 + Thể nhẹ kín đáo: chỉ mệt mỏi, không sốt, đau ít, thường bị bỏ qua. 
 + Thể kéo dài: thời gian kéo dài, diễn biến từ khớp này sang khớp khác.
 
Bệnh Gout mạn tính là gì?
Tiếp tục chúng ta sẽ tìm hiểu xem Gout mạn tính là gì. Trong dân gian thường gọi là “Mãn tính”, nhưng theo y khoa thì “Mạn tính” là chuẩn xác. Cả 2 từ này đều dùng để chỉ các bệnh xảy ra từ từ và kéo dài, thời gian trị liệu thường phải lâu. Trở lại bệnh Gout, từ lúc bạn xuất hiện cơn đau thứ của bệnh Gout, lúc đó bạn đa bị bệnh GOUT MẠN TÍNH. Các cơn đau này sẽ diễn ra liên tục, các cơn đau diễn ra ngày càng dày hơn, mức độ đau ngày càng dữ dội hơn. Lúc đầu bạn có thể sử dụng các lạoi thuốc giảm đau chuyên dụng cho bệnh Gout, các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng, nhưng càng theo thời gian, các thuốc giảm đau có vẻ như không giúp được gì cho bạn nữa. Bên cạnh đó, các muối urat lắng đọng tại các khớp, tại lòng mạch máu, tại van tim, tại thận sẽ ngày càng nhiều hơn, dẫn đến tình trạng Suy thận, suy yếu chức năng gan, mắc các bệnh về tim mạch, và ở trên cơ thể dần dần mọc các u cục gọi là tô-phi. Tô-phi có thể mọc tại các khớp gây cứng khớp, mọc dưới da, trên vành tai, mọc trên tay, chân… làm con người trở thành tàn phế.
Cơn Gout cấp tính là gì?
Cơn Gout cấp tính là những cơn đau dữ dội do bệnh Gout gây ra. Mỗi lần bạn bị đau dữ dội như vậy thì được gọi là một cơn gout cấp tính
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc cho bệnh Gout. Thuốc Tây y thì chỉ yếu là để hạ acid uric, chống viêm, giảm đau, không điều trị vào nguyên nhân gây bệnh là Rối loạn chuyển hóa và có nhiều tác dụng phụ không tốt. Thuốc Đông y cũng có nhiều sản phẩm cho bệnh Gout, đặc điểm của thuốc Đông y là ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y, có thể điều trị dài ngày. Mỗi loại thuốc có một cơ chế tác dụng khác nhau, chỉ có người bệnh có đủ kiến thức về bệnh mới có thể đánh giá được kết quả thực sự của mỗi loại thuốc đó, sáng suốt lựa chọn được cho mình một phương pháp điều trị bệnh Gout tốt nhất.

Gửi thảo luận