Trước câu hỏi của báo chí, vì sao người bệnh đăng kí chọn nhân thủy tinh thể IQ Aicon của Mỹ lại được đổi sang loại của HOYA và Focus, bà Nguyễn Thu Hương, Phó giám đốc BV Mắt Hà Nội, cho biết: “Cả 3 loại nhân thủy tinh thể trên đều nằm trong gói 6,5 triệu/lần thay thủy tinh thể và được công khai giá tại bệnh viện. Việc thay đổi này, không phải là đánh tráo từ loại chất lượng sang loại kém chất lượng bởi 3 loại nhân này giá xấp xỉ nhau (nhân IQ Aicon là 3.243300 đồng, HOYA là 3.240 nghìn và Focus là 3220) và không có nhân nào của Ấn Độ. Bà Hương cho biết thêm, tại viện không chỉ có 3 loại nhân thủy tinh thể trên mà còn có cả loại giá trọn gói 18 triệu, 4,5 triệu. .
“Khi bệnh nhân đến khám, được bác sĩ tư vấn lựa chọn loại phù hợp, nhưng đến khi vào phẫu thuật, nếu phẫu thuật viên thấy loại thủy tinh thể bệnh nhân chọn không phù hợp thì sẽ tư vấn để thay đổi cho người bệnh. Ngay sau khi phẫu thuật, tem dán thủy tinh thể của bệnh nhân được dán ngay vào hồ sơ bệnh án, bệnh nhân sẽ được trả lại hay thu thêm tiền cho gói thủy tinh thể đã được niệm yết tại BV Mắt Hà Nội. Như thế, không thể có chuyện đánh tráo. Sai sót ở đây là thuộc về hành chính, bởi trên hóa đơn thu, hành chính dùng tem của loại IQ đính vào hóa đơn. Sau sai sót này, bệnh viện đã rút kinh nghiệm, trên hóa đơn đều ghi rõ thanh toán cho loại thủy tinh thể nào”, Bà Hương nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo bệnh viện Mắt Hà Nội cũng thừa nhận, BS phẫu thuật có sơ xuất, thiếu sót khi không yêu cầu bệnh nhân kí xác nhận.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi có đơn phản ánh của chị Thủy không hài lòng về kết quả thanh tra, Sở Y tế cũng đã lập đoàn kiểm tra, cho thấy, việc thay đổi nhân thủy tinh thể là do bác sĩ phẫu thuật viên chính chỉ định, phù hợp với bệnh nhân và chịu trách nhiệm về chuyên môn. Tại thời điểm kiểm tra, việc thay thủy tinh thể cho bệnh nhân với hồ sơ có sự khác nhau giữa thực tế sử dụng (đối chiếu hồ sơ bệnh án) và tem được dán lưu lại trên hồ sơ bệnh án với biên lai thu tiền của phòng tài vụ. Sai sót này chỉ rất rõ trách nhiệm phòng tài chính của bệnh viện và đã phải sửa đổi.
Về sự “nhập nhèm” giữa dịch nhầy của Mỹ và Ấn Độ, bà Hương cũng khẳng định: “Không có sự tráo đổi dịch nhầy. Việc sử dụng dịch nhầy khác nhau trên từng ca mổ, trên từng bệnh nhân và phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Có những bệnh nhân dùng 1 – 3 ống, có bệnh nhân dùng 1/3 ống đã đảm bảo chất lượng cuộc mổ”.
Về vấn đề này, PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương cho biết: “Tuy dịch nhầy Ấn Độ, Mỹ có khác nhau về giá tiền, về độ nhầy (dịch nhầy Ấn Độ có độ quánh kém hơn một chút) nhưng nó không ảnh hưởng đến chất lượng phẫu thuật. Có bệnh nhân dùng 1 ống có bệnh nhân phải dùng nhiều hơn để đảm bảo chất lượng cuộc mổ nhưng cũng có phẫu thuật viên chỉ dùng nước muối sinh lý. Dịch nhầy chỉ có tác dụng trong quá trình xé bao và đặt thủy tinh thể.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, GĐ Sở Y tế Hà Nội và ông Phan Đăng Long, Phó Ban tuyên giáo Thành ủy
Vì thế, Sở Y tế yêu cầu BV Mắt Hà Nội cần có bảng kê chi tiết trong từng gói phẫu thuật thủy tinh thể để minh bạch, người bệnh nắm rõ không để xảy ra hiện tượng tương tự.
Bà Hương cho biết, hiện tất cả bệnh nhân mổ thủy tinh thể bại BV đều được hẹn tái khám sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Bệnh nhân có kết quả tốt và rất hài lòng khi thay thủy tinh ở BV Mắt Hà Nội. BV sẵn sàng tái khám và điều trị lại nếu bệnh nhân có vấn đề gì.
BS Nguyễn Thị Thu Thủy Người tố cáo vẫn không đồng ý với kết quả thanh tra
|