Trang chủ » Tủ thuốc gia đình » Thầy thuốc tại gia » 10 điều cấm kị khi dùng thuốc

10 điều cấm kị khi dùng thuốc

1. Uống thuốc tùy tiện

Hướng dẫn sử dụng thuốc ghi rõ “ngày uống 3 lần, uống trước khi ăn”, tức là 1 ngày 24h chia ra làm 3 , cứ 8 tiếng lại uống 1 lần. Nếu uống cả vào ban ngày thì sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, mà buổi đêm lại không đạt được hiệu quả điều trị.

Còn “uống trước khi ăn tức là khi uống thuốc phải để trống dạ dày (uống trước bữa ăn từ 1 – 2h) nếu bạn vừa ăn một lô quà vặt thì dù là trước bữa ăn thì lúc này cũng không phải là lúc trống dạ dày. Còn “uống sau khi ăn” tức là phải uống thuốc khi đã ăn no.

2. Nằm uống thuốc

Nằm uống thuốc, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn có thể gây kích ứng thực quản, dẫn đến các triệu chứng như ho, hoặc viêm cục bộ, nghiêm trọng có thể làm tổn thương vách thực quản, gây mầm mống cho bệnh ung thư thực quản. Bởi vậy, nên ngồi uống thuốc hoặc đứng uống thuốc.

3. Nuốt thuốc khô

Có một số người uống thuốc không uống nước mà nuốt luôn, điều này vô cùng nguy hiểm, một mặt có thể làm tổn thương thực quản, mặt khác do không có đủ nước để giúp làm tan thuốc, một số loại thuốc có thể sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

4. Nghiền thuốc hòa với nước uống

Nhiều người bản thân không nuốt được thuốc hoặc sợ trẻ con uống thuốc bị mắc đã tự ý nghiền nhỏ thuốc hoặc hòa ra với nước rồi uống, làm như vậy không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn có thể tạo ra những phản ứng xấu của thuốc. Bởi vậy, bạn không được làm như vậy trừ khi có sự căn dặn của bác sỹ, hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc ghi như vậy (thuốc đông y).

5. Uống thuốc bằng nước ngọt

Cách đúng nhất là uống thuốc với nước lọc ấm. Sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu… đều có phát sinh tác dụng tương hỗ đối với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

6. Uống thuốc thẳng từ chai

Trường hợp này thường gặp ở những loại thuốc nước hoặc hỗn hợp. Làm như vậy sẽ dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, tăng nhanh tốc độ biến chất, mặt khác không thể kiểm soát một cách chính xác lượng thuốc đưa vào cơ thể, vừa không đạt được hiệu quả điều trị, vừa làm tăng tác dụng phụ nếu uống quá liều.

7. Uống nhiều loại thuốc cùng một lúc

Khi uống nhiều loại thuốc cùng một lúc, sẽ khó tránh khỏi những tác dụng tương hỗ giữa các loại thuốc, thậm chí còn có thể dẫn đến một số những điều phiền phức mà ta không thể lường trước.

8. Uống quá nhiều nước

Làm như vậy sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, khi uống dạng thuốc viên, chỉ cần uống một cốc nước ấm nhỏ là đủ. Đối với những loại thuốc nước dạng ngọt, nên uống nước sau khi uống thuốc 5 phút.

9. Uống thuốc xong vận động ngay

Sau khi uống thuốc, thông thường phải sau 30 – 60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và mới phát huy tác dụng, trong giai đoạn đó cần phải có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn vào quá trình đó. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

10. Ăn uống tùy tiện trong thời kỳ uống thuốc

Không phải chỉ có thuốc đông y mà cả thuốc tây y cũng chú trọng đến việc kiêng kị trong ăn uống khi đang dùng thuốc. Nếu ăn uống không hợp lí trong quá trình dùng thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, nghiêm trọng hơn có thể còn nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như dùng thuốc hạ huyết áp, chống đau tim phải kiêng uống rượu và hút thuốc, kiêng ăn mặn.

Gửi thảo luận