Trang chủ » Mỹ phẩm » Chăm sóc Da - Tóc » Cấp cứu vì kem tắm trắng rởm

Cấp cứu vì kem tắm trắng rởm

Ngày 13/6, sức khỏe của nạn nhân N.T.H. đã ổn định sau 5 ngày cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế.

Trước đó, tối 8/6, nạn nhân H., 28 tuổi (Thủy Châu, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng khó thở, phù phổi cấp (phổi bị ứ nước), bí tiểu, nôn mửa nhiều, tức ngực. Theo đánh giá của thầy thuốc, nếu để chậm khoảng 30 phút, nạn nhân sẽ khó qua khỏi.

Người nhà nạn nhân cho biết: Trước đó, bệnh nhân đã thực hiện tắm trắng tại một cơ sở làm đẹp ở Huế. Sau khi được kíp trực tận tình cấp cứu. bệnh nhân H. đã qua cơn nguy kịch, tỉnh lại và cho biết: Chiều 8/6, nạn nhân đến tắm trắng ở tiệm thẩm mỹ Y. Sau 2 giờ đồng hồ bôi thuốc khắp mặt và người, H. thấy người choáng váng và rất mệt. Chủ tiệm thẩm mỹ đã pha nước đường cho H. uống và nằm nghỉ. Sau 2 tiếng đồng hồ, uống đến 5 ly nước đường, H. vẫn không thấy đỡ mệt và điện thoại cho em dâu đến đón. Trên đường về nhà, H. mệt lả người nên em dâu H. đã đưa H. vào Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Các bác sĩ Phòng Cấp cứu cho biết, thời điểm đó, da toàn thân nạn nhân đỏ giống như da người tắm biển khi trời đang nắng. Da lòng bàn chân, bàn tay phồng rộp lên như chiếc bánh tráng vừa quạt than và đang lột dần từng mảng. Anh P., chồng của nạn nhân cho biết, khi mới nhập viện, da H. có nhiều chỗ bị đỏ giống như xuất huyết. Ban đầu, bác sĩ nghi H. bị nhiễm độc kem tắm trắng nên đề nghị người nhà của H. điện thoại yêu cầu chủ tiệm thẩm mỹ Y đem loại kem đã tắm trắng cho H. đến để biết chính xác H. bị nhiễm độc loại gì nhằm tìm phương án cấp cứu giải độc. Chủ tiệm Y đem đến một loại kem, bác sĩ cho rằng, loại kem này không đúng. Sau đó, chủ tiệm thẩm mỹ đem đến loại kem khác có nhãn hiệu “Kem tẩy siêu trắng bùn biển cao cấp”, viết bằng chữ Hàn Quốc, nhưng nơi sản xuất là TPHCM.

Mẹ của nạn nhân H. khẳng định: Con gái của bà có sức khỏe rất tốt, từ trước đến nay chưa hề bị bệnh gì, nay sức khỏe bị nguy kịch như vậy là do dùng phải kem tắm trắng rởm.

Theo các bác sĩ điều trị sau khi sức khỏe nạn nhân ổn định đã được siêu âm tim để kiểm tra sức khỏe, phát hiện H. bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ điều trị lý giải rằng căn bệnh này khi mắc phải không có triệu chứng, không biểu hiện bệnh lý trong quá trình phát bệnh nên bản thân bệnh nhân không thể biết được tình trạng sức khỏe của mình. Khi cơ thể mệt thì bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Có thể trong lúc tắm trắng, toàn thể da bôi kem kín mít, mồ hôi không thoát ra được làm nạn nhân bị mệt.

Nhân cơ hội này, bệnh tim bẩm sinh bùng phát nên H. gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp nạn nhân có thể bị nhiễm độc do chất tẩy trắng kém chất lượng. Một bác sĩ ở Phòng Cấp cứu (xin được giấu tên) cho biết, đã có nhiều trường hợp đang tắm trắng đến bệnh viện cấp cứu với hiện tượng  giống bệnh nhân H., có trường hợp bị tăng huyết áp. Vị bác sĩ này cảnh báo, nếu muốn tắm trắng làm đẹp, trước đó, chị em nên đi khám sức khỏe để liệu sức mình. Muốn làn da đẹp hay mất mạng, người làm đẹp cần cân nhắc kỹ. Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Thanh tra Y tế Thừa Thiên Huế đang vào cuộc kiểm tra sự việc trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến mới nhất của vụ việc tới bạn đọc.

Các chuyên da da liễu cho biết: Dùng mặt nạ dạng bột, kem lột thực chất là dùng thuốc tẩy da giống như ta tẩy màu tóc vậy. Ðây là một biện pháp phản khoa học, có thể gây những biến chứng về sau như ung thư da, nhiễm khuẩn, da kém tươi sáng, đặc biệt có màu trắng tái như người ốm. Các loại thuốc tẩy thường có thủy ngân, hydroquinon, iốt,… Thủy ngân là một chất rất độc, riêng hydroquinon đã được chứng minh là có khả năng gây ra bệnh bạch cầu (ung thư máu).

Nếu tắm trắng bằng hóa chất không rõ nguồn gốc, bạn có thể sẽ bị dị ứng, da nổi đốm đỏ, mẩn ngứa hay thâm đen từng vùng. Khi dùng thường xuyên các loại thuốc tẩy, kem lột… về lâu dài, da sẽ trở nên sạm đen, sần sùi. Nhiều trường hợp rất nguy hiểm do nhiễm trùng quá nặng.

Các chuyên da da liễu cho biết: Dùng mặt nạ dạng bột, kem lột thực chất là dùng thuốc tẩy da giống như ta tẩy màu tóc vậy. Ðây là một biện pháp phản khoa học, có thể gây những biến chứng về sau như ung thư da, nhiễm khuẩn, da kém tươi sáng, đặc biệt có màu trắng tái như người ốm. Các loại thuốc tẩy thường có thủy ngân, hydroquinon, iốt,… Thủy ngân là một chất rất độc, riêng hydroquinon đã được chứng minh là có khả năng gây ra bệnh bạch cầu (ung thư máu).

Nếu tắm trắng bằng hóa chất không rõ nguồn gốc, bạn có thể sẽ bị dị ứng, da nổi đốm đỏ, mẩn ngứa hay thâm đen từng vùng. Khi dùng thường xuyên các loại thuốc tẩy, kem lột… về lâu dài, da sẽ trở nên sạm đen, sần sùi. Nhiều trường hợp rất nguy hiểm do nhiễm trùng quá nặng.

Nguồn: Người lao động

 

Gửi thảo luận