Trang chủ » Tủ thuốc gia đình » Thuốc thông thường » 6 lưu ý cần thiết cho tủ thuốc gia đình

6 lưu ý cần thiết cho tủ thuốc gia đình

Các thuốc và dụng cụ cần có trong tủ thuốc gia đình

– Một số loại thuốc thông thường như thuốc giảm đau hạ sốt (viên đặt hậu môn và dạng uống), thuốc ho, tiêu chảy (si rô cho trẻ em, orésol, smecta)…mà trẻ và những người trong gia đình thường dùng mỗi khi bị cảm cúm, ho, sốt nhẹ,

– Một số loại thuốc dùng bôi ngoài như: Cồn 70 độ, thuốc đỏ, Betadine, oxy già.

– Vài ống hoặc lọ nước muối sinh lý chín phần nghìn.

– Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi thông thường.

– Một ống thuốc xịt khi bị bỏng

– Dầu cao, dầu cù là.

– Kem hoặc gel bôi khi bị muối hoặc côn trùng đốt

– Bông, gạc, băng dính, băng dính kháng sinh.

– Một số vật dụng y tếnhư nhiệt kế, kéo và kẹp bằng I nox.

– Tài liệu hướng dẫn cách xử lý các trường hợp cấp cứu sơ đẳng

– Trên cánh cửa tủ thuốc nên ghi rõ danh mục các loại thuốc và đồ dùng y tế có trong tủ để dễ kiểm soát.

– Cạnh tủ hoặc trong tủ nên để sổ y bạ hoặc sổ để ghi chép theo dõi sức khoẻ của trẻ và các thành viên khác trong gia đình. Nếu có nhiều trẻ hoặc nhiều người thì nên dùng mỗi người một quyển riêng. Trong đó nên ghi tóm tắt về những lần trẻ ốm, thuốc trẻ đã dùng, các kỳ tiêm vắc xin đã thực hiện và những kỳ hẹn tiếp theo…

– Cạnh tủ nên ghi các địa chỉ liên lạc cần thiết như: Bác sĩ, bệnh viện nhi gần nhất, cảnh sát, cấp cứu, hoặc tên và điện thoại của một vài người có thể giúp đỡ được ngay khi cần.  
 
 
số điều cần nhớ khi lập tủ thuốc gia đình:
 
– Tủ thuốc có thể treo lên tường, chỗ khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào.
 
Phần lớn các trường hợp ngộ độc thuốc xảy ra là do bất cẩn trong tồn trữ, sử dụng thuốc tại gia đình. Những sự cố này có thể tránh được nếu cất giữ thuốc tốt, không để trẻ con lấy được và khiến người lớn nhầm lẫn. Vì vậy cần đặt tủ ở vị trí như thế nào để trẻ không tìm cách với tới được hoặc nếu trẻ có khả năng với tới thì tủ phải có khóa với chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng những người lớn trong gia đình biết.
 
Việc này rất quan trọng vì trẻ em thường tò mò, có thể tìm và nếm thử thuốc gây ngộ độc rất nguy hiểm. Với trẻ lớn từ 4 tuổi trở lên thì ngoài việc để xa tầm tay cần giải thích cho trẻ hiểu tác hại của việc dùng thuốc vì trẻ ở tuổi này bắt đầu có thể tự tìm chìa khoá hoặc bắc ghế trèo lên tủ để lấy thuốc xem.
 
– Nếu trong gia đình có thành viên nào bị bệnh mãn tính phải dùng thuốc đặc biệt như thuốc trợ tim, thuốc hạ huyết áp, các loại độc dược như thuốc ngủ, thuốc giảm đau đặc biệt thì cần gói gọn và cất ở chỗ đặc biệt.
 
– Để tránh nhầm lẫn thuốc, nhầm lẫn số lượng thuốc cần dùng, nếu thuốc có bao bì thì nên giữ trong bao bì kể cả bảng hướng dẫn sử dụng trên mỗi gói thuốc. Nếu là thuốc viên rời thì phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc, thuốc đó dùng để chữa bệnh gì, liều tối thiểu bao nhiêu, liều tối đa bao nhiêu, mỗi ngày có thể dùng bao nhiêu lần, những điều cần lưu ý khi dùng …để tất cả thành viên người lớn trong gia đình có thể sử dụng.
 
– Đối với thuốc dùng để uống thì nên sắp đặt riêng thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.
 
– Khi uống thuốc cần chú ý đến hạn sử dụng. Thỉnh thoảng nên dọn tủ để bỏ những thuốc đã quá hạn đi và thay thuốc mới vào.  
 
– Nên có sẵn một đèn pin hoặc nến trong nhà để phòng khi đêm tối mất điện không bị nhầm lẫn tên thuốc

Gửi thảo luận