Trang chủ » Danh y xưa và nay » Giai thoại » Hậu duệ của bà Giằng : lương y phạm thị giang

Hậu duệ của bà Giằng : lương y phạm thị giang

Thuốc gia truyền Phong tê thấp Bà Giằng đã có cách đây gần 100 năm do bà lang Giằng được truyền lại từ đời trước. Với tấm lòng “Lương y như từ Mẫu” muốn đem thuốc hay cứu chữa muôn người bà lang Giằng đã cống hiến công thức bài thuốc cho nhà nước.
  
Năm 1981, trước khi mất, bà lang Giằng đã truyền lại nghề cho con gái là Lương y Phạm Thị Giang. Suốt từ đó đến nay, bài thuốc đã được giữ gìn và phát huy có hiệu quả, được nhiều người bệnh tin dùng. Lương y Phạm Thị Giang năm nay 74 tuổi, mặc dù tuổi đã cao nhưng bà vẫn hăng say làm thuốc trị bệnh cứu người. Hằng ngày bà vẫn dậy từ 5 giờ sáng và làm việc đến tận 11 giờ đêm, mỗi ngày bà tiếp hàng trăm người khách từ các nơi đổ về, ai ai cũng muốn gặp trực tiếp bà để được bà bốc thuốc. Tên tuổi và uy tín của bà được nhiều người biết đến không chỉ bởi công hiệu tuyệt vời của bài thuốc mà còn bởi bà là một Lương y có tấm lòng cao cả, bà không đặt lợi nhuận lên trên, mà với bà làm thuốc cứu người là niềm hạnh phúc. Những bệnh nhân nghèo, ở xa bà cho thêm thuốc, cho tiền tàu xe. Nhiều bệnh nhân đã được bà chữa bệnh miễn phí như trường hợp của em Thắm bị liệt nằm một chỗ, em Bạch Đình Vinh bị liệt 10 năm, sau khi được bà chữa bệnh đã đỡ rất nhiều (Báo Công An Nhân Dân đã có bài viết “Lương y Phạm Thị Giang với những mảnh đời đáng thương”)
Không chỉ là lương y giỏi tận tâm với nghề, có tấm lòng nhân ái bà Giang còn nổi tiếng là người nuôi con giỏi dạy con ngoan, các con của bà đều đã thành đạt, trong số 7 người con của bà thì 3 người là Tiến sỹ hiện đang công tác ở nước ngoài, đặc biệt người con trai thứ 3 của bà Lê Thành Vinh hiện là Giáo sư- Tiến sỹ, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Pháp, Giám đốc trung tâm nghiên cứu trường đại học Marseille. Các con còn lại đều tốt nghiệp đại học. Năm 2004 bà là một trong năm đại biểu của tỉnh Thanh Hóa tham dự hội nghị khuyến học toàn quốc lần thứ I.

Tiếp xúc với bà chúng tôi cảm nhận được bà là người có tầm nhìn rộng lớn, cách đây hơn 30 mươi năm bà đã nhận thấy với sự phát triển của xã hội sau này cần phải có tri thức. Vì vậy, bà đã động viên các con theo con đường học hành bằng câu nói: “Thời đại các con là thời đại tri thức vì vậy tất cả phải học để có tri thức”
Trong thời kì kháng chiến bà đã đóng góp nhiều tiền bạc, thuốc men cho bộ đội và với 20 năm làm kế toán của công ty Ngoại thương Thanh Hoá bà đã được nhà nước tặng huân chương kháng chiến hạng nhất. Hiện nay bà vẫn hăng hái tham gia công tác xã hội, là hội viên: hội đông y, hội cứu trợ nhân đạo, hội khuyến học Thành Phố Thanh Hoá. Với những đóng góp của mình bà đã được hội đông y thành phố Thanh Hóa tặng nhiều bằng khen, giấy khen; được mặt trận tổ quốc Thành phố Thanh Hóa tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác mặt trận (10 năm từ 1995-2005); được hội khuyến học Thành phố Thanh hoá tặng: Huy chương vì sự nghiệp khuyến học, bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học tỉnh Thanh Hóa, Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng, Giải thưởng Danh y xuất sắc, Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác.

Không chỉ nổi tiếng là một Lương y giỏi, say mê làm thuốc chữa bệnh cứu người bà Giang còn được biết đến là một nhà thơ với những bài thơ có tính nhân văn, khuyên dăn, giáo dục con cái làm điều tốt. Trong Tập thơ của bà được Nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 2007, Nhà thơ Phạm Tiến Duật người viết lời tựa cho tập thơ này nhận xét: “Thơ của bà thể hiện triết lý mộc mạc, giản dị nhưng đầy tính nhân văn cao đẹp – Một tấm lòng vàng của một vùng quê thuốc, quê thơ ”.

Vần thơ lắng đọng cõi lòng
Cho con cho cháu cho chồng mai sau
Khi nào nhớ lại hình nhau
Đem ra vịnh lại đôi ba câu vần
Gọi là chút ít lòng xuân
Để làm lưu niệm góp phần gia tiên

Gửi thảo luận