Trang chủ » Kho thuốc nhân loại » Thuốc Tân dược » Tá dược và biệt dược

Tá dược và biệt dược

1. Tá dược là những chất cho thêm vào hoạt chất (trong điều chế thuốc) để tạo dạng thuốc, điều chỉnh độ rắn, mùi, vị, màu… hoặc để bảo quản thuốc mà không có tác dụng nghịch đến hiệu lực, tính khả ứng, độc tính, độ hòa tan, tính bền vững… của hoạt chất.
Các loại tá dược thường dùng: chất độn, chất hút nước, chất làm rã, chất làm dính, chất làm trơn, chất làm bóng nhẵn, chất màu, chất thơm, chất để bảo quản, chất dùng để làm đẳng trương dung dịch tiêm, chất giảm đau (thuốc tiêm) v.v…
Dùng đúng tá dược là một nghệ thuật trong kĩ thuật bào chế.
2. Biệt dược là thuốc được sản xuất với một tên thương mại (nhãn hiệu, tên biệt dược). Biệt dược còn được gọi là thuốc đặc chế.
Khi một thuốc mới được nghiên cứu, nó sẽ được đăng ký tên thuốc gốc theo danh pháp quốc tế hoặc danh pháp của từng nước (USAN của Hoa Kỳ, BAN của Anh…) đồng thời với tên biệt dược của nơi tiến hành thử nghiệm.
Biệt dược, nếu được chấp thuận đưa vào lưu hành trên thị trường, sẽ được giữ bằng sáng chế trong một khoảng thời gian theo quy định của mỗi nước. Sau khi hết hạn độc quyền, các nhà sản xuất khác có thể sản xuất thuốc này với tên thuốc gốc hoặc một tên biệt dược khác.
Ví dụ: Valium là tên biệt dược đầu tiên cho Diazepam (chất có tác dụng an thần) của hãng Roche. Hiện nay thuốc này đã hết hạn độc quyền và được sản xuất với tên thuốc gốc là Diazepam hoặc tên biệt dược khác như: Seduxen (Hungary), Diazepin (Bulgaria), Relanium ( Ba Lan), Rival (Mỹ), Eurosan (Thụy Sỹ), Diazefar (Việt Nam)

3. Vai trò tá dược đối với tác dụng của thuốc

Đa số tân dược có cùng một hoạt chất và hàm lượng như nhau, nhưng khi sử dụng chúng có tác dụng không như nhau, tại sao vậy?
Lý do là thuốc chính gốc, thuốc có nguồn gốc từ các công ty đã đi tiên phong về mặt phát minh tỏ ra hữu hiệu hơn thuốc nhái. Vì muốn giữ độc quyền, họ chỉ công bố thành phần hoạt chất chính (chất có tác dụng chữa bệnh) và đã giấu đi một hay vài chất khác nữa, trong nghề gọi là tá dược.
Tá dược chẳng những góp phần ổn định các dạng thuốc mà còn giúp đưa các hoạt chất đi vào những nơi cần thiết, giúp phát huy tác dụng đúng theo ý muốn của nhà sản xuất. Khi được dùng riêng biệt, tá dược không có tác dụng chữa bệnh.
Do vậy, khi nhập thuốc cần lưu ý những cơ sở đã được công nhận đạt GMP, GLP là cơ sở đó đạt được điều kiện sạch sẽ, vô trùng nhưng chỉ là những tiêu chuẩn để thực hành sản xuất thuốc tốt thôi. Về chất lượng thuốc thì ngoài biệt dược (thành phần chính của thuốc) cũng cần có thêm tá dược đạt yêu cầu.

Gửi thảo luận