Trang chủ » Danh y xưa và nay » Đội ngũ tri thức bậc cao ngành Y tế hiện đại » GS.TS. NGUYỄN VĂN MÙI

GS.TS. NGUYỄN VĂN MÙI

Sinh ngày 28 tháng 02 năm 1947
Quê quán: Xuân Huy, Lâm Thao, Phú Thọ
Nơi ở: 21 Tô Hiến Thành, Hà Đông, Hà Nội
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam
Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1972
Điện thoại: 04 66536903 – 0913297177
E-mail: nguyenvanmui02@yahoo.com
 
Chức vụ: Nguyên phó giám đốc Bệnh viện 103, Học viện Quân y.
Đơn vị công tác: Bệnh viện 103, Học viện Quân y.
Cống hiến khoa học: Tốt nghiệp trường Đại học Quân y (Học viện Quân y) khóa 1 năm 1972. Ông vào chiến trường B5 và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1978-1982, ông được cử đi làm nghiên cứu sinh tại Odesa – Ucraina và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học. Về nước ông liên tục làm công tác giảng dạy, điều trị, nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện 103, Học viện Quân y cho đến khi nghỉ hưu, với các chức vụ chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Phó giám đốc Bệnh viện 103.
          Nghiên cứu khoa học chủ yếu của ông là chẩn đoán, tiên lượng và điều trị viêm gan, các bệnh sốt rét, thương hàn, lị trực khuẩn. Tham gia đề tài cấp Nhà nước với tư cách là Chủ nhiệm đề tài nhánh, làm chủ nhiệm 6 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài hợp tác với nước ngoài và nhiều đề tài cấp cơ sở khác. Ông đào tạo nhiều thế hệ học trò ở Học viện Quân y và các trường Đại học khác. Trong đó, hướng dẫn 5 luận án tiến sĩ và 6 luận văn thạc sĩ, là thành viên Hội dồng bảo vệ, tham gia phản biện nhiều luận án, luận văn khác.
          Ông giành nhiều thời gian nghiên cứu bệnh viêm gan virus. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1982 về: Tình trạng tuần hoàn trong gan và tái oxy hóa các gốc tự do ở bệnh nhân viêm gan virus. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở bệnh nhân viêm gan virus có sự ứ trệ tuần hoàn trong gan và tăng quá trình tái oxy hóa các gốc tự do mạnh. Nghiên cứu đã hướng tới việc sử dụng các liệu pháp tăng cường lưu huyết cho gan và thuốc antioxydan để điều trị bệnh. Về nước, ông tiếp tục nghiên cứu về điều trị bệnh gan virus như: Điều trị viêm gan virus B mạn tính Rhesferon (interferon) (năm 1984). Đây là một trong nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về sử dụng interferon trong điều trị bệnh này. Tiếp theo là các nghiên cứu về hiệu quả điều trị bệnh viêm gan virus B mạn tính hoạt động bằng các loại interferon của Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Cuba, Balan… Để ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh này ông đã hợp tác với Viện Dược liệu nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh viêm gan virus bằng các hoạt chất chiết xuất từ cây cà gai leo, cây nhân trần, cây bồ bồ, cây diệp hạ châu đắng… là những đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước đã được nghiệm thu và có ứng dụng trong thực tiễn.
          Bên cạnh dó, ông còn viết hơn 79 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở trong nước và quốc tế.
Sách đã xuất bản: Ông là tác giả và đồng tác giả 12 cuốn sách: Hiệu quả của Artesunat và Mefloquin trong điều trị sốt rét, 1995; Tổn thương gan ở bệnh nhân sốt rét và sốt rét ác tính, 1996; Bệnh học truyền nhiễm, 1999; Nghiên cứu tác dụng điều trị các Abin từ cây nhân trần, 2000; Bệnh học truyền nhiễm, 2002; bệnh viêm gan virus B, 2002; Viêm gan vius B và D, 2002; Bệnh sốt rét, 2003; Bệnh học truyền nhiễm và nhiệt đới, 2008 (Nxb Y học) – Bệnh học thần kinh. Nxb Quân đội Nhân dân, 2002’
Khen thưởng: Huân chương: Chiến công Hạng Nhất;Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba – Huy chương: Kháng chiến hạng Nhì; Vì sức khỏe Nhân dân; Vì sự nghiệp giáo dục; Vì thế hệ trẻ – Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

Gửi thảo luận