Trang chủ » Phòng Mạch » Chia sẻ » Lá phổi chờ ghép được bảo tồn lâu nhất từ trước tới nay

Lá phổi chờ ghép được bảo tồn lâu nhất từ trước tới nay

Thời gian bảo tồn dài là rất cần thiết vì bệnh nhân cần được ghép gan trước khi ghép phối. Bệnh nhân đã ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt.
 
Bệnh nhân trong ca ghép này vốn bị suy phổi mạn tính, đã đột ngột bị suy gan cấp và hôn mê. Lựa chọn duy nhất cho bệnh nhân bị cả bệnh phổi giai đoạn cuối và bệnh gan giai đoạn cuối như trường hợp này là ghép phối hợp cả phổi và gan.
 
Nhưng việc ghép cùng lúc cả hai tạng như vậy đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về thời điểm, BS Dirk Van Raemdonck, người đã giúp thực hiện ca mổ cho biết: “Bình thường, ghép phổi được tiến hành trước ghép gan. Thông thường phổi lấy từ người cho chỉ có thể bảo tồn bên ngoài cơ thể trong tối đa 10 tiếng đồng hồ, và việc ghép phổi chỉ có thể thành công nếu gan vẫn hoạt động tốt. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần ghép gan trước khi ghép phổi cho bệnh nhân này. Để giữ cho phổi lấy từ người cho giữ được hình dạng tốt trong thơi gian đủ lâu sau khi lấy và trước khi ghép, kíp của chúng tôi đã áp dụng một kỹ thuật bảo tồn mới."
 
Theo đó, phổi không được đặt vào đá lạnh như thông thường và được bảo tổn bằng một thiết bị (OCS LUNG™) cung cấp ô xi và tưới máu thường xuyên ở nhiệt độ phòng. BS Van Raemdonck nói: “Thiết bị cho phép chúng tôi giữ được phổi ở ngoài thể trong hơn 11 giờ đồng hồ mà không gây ra hậu quả xấu nào, thời gian dài nhất từng được báo cáo và cũng là lần đầu tiên trên thế giới”.
 
Kỹ thuật mới cho phép các bác sỹ bảo tồn phổi ở ngoài cơ thể lâu hơn. Thiết bị cũng đưa ra phân tích về chất lượng phổi và thậm chí có thể cải thiện chức năng phổi trước khi ghép. Cũng đã có một thiết bị tương tự cho thận và kết quả cho thấy những thận già hơn được bảo tồn bằng thiết bị này có chức năng ngay sau ghép tốt hơn thận được bảo quản bằng đá lạnh.
 
Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật mới này chưa được các công ty bảo hiểm chấp nhận và mới chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Chi phí của ca ghép được Bệnh viện Đại học Leuven và nhà sản xuất thiết bị chi trả toàn bộ.

Gửi thảo luận