Trang chủ » Phòng Mạch » Hỏi đáp » 8 câu hỏi thường gặp về cao huyết áp

8 câu hỏi thường gặp về cao huyết áp

1. Nếu ta đang khỏe mạnh thì không cần quan tâm đến huyết áp và bệnh này chỉ xảy ra ở người cao tuổi?

Từ lâu nay, cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều khi không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì nhưng lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề. Nếu chỉ căn cứ vào cảm giác khỏe mạnh của bản thân để đánh giá mình có huyết áp bình thường là không đủ. Cách guy nhất để biết có cao huyết áp không là kiểm tra huyết áp. Mặc dầu người có tuổi có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp nhưng họ không phải là đối tượng duy nhất. Trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp. Bất cứ ai cũng có thể bị cao huyết áp. Do đó, ta không nên chủ quan, đặc biệt khi nằm trong đối tượng nguy cơ: Hút thuốc, béo phì, uống nhiều bia, rượu…

 2. Ăn mặn có gây cao huyết áp?

 Những người ăn mặn có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn. Ăn giảm mặn là một phần quan trọng để kiểm soát huyết áp. Mọi người cần ăn duới 2,4 g muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê. Cần đặc biệt lưu ý mì chính cũng chứa rất nhiều Natri, tức là muối; đồ hộp dùng cho bữa ăn và các thực phẩm chế biến sẵn thường có nhiều muối.

Cao huyết áp chỉ xảy ra ở những người luôn phải sống căng thẳng và có nhiều stress?

Bất kỳ ai cũng có thể bị cao huyết áp dù tính cách như thế nào. Sự căng thẳng về tinh thần cũng là yếu tố thuận lợi dẫn đến cao huyết áp, nhưng đó cũng không phải là yếu tố bắt buộc gây ra cao huyết áp. Nếu bạn có cuộc sống luôn phải tranh chấp, căng thẳng và lo lắng thì không nhất thiết là bạn sẽ bị cao huyết áp. Ngược lại, dù bạn luôn sống vô tư trầm tính, ung dung tự tại thì cũng không phải sẽ được miễn dịch với bệnh. Dù sao kiểm soát stress vẫn là một yếu tố quan trọng vì những hoàn cảnh có nhiều stress có thể làm cao huyết áp tạm thời.

Theo thời gian, những stress liên tục xảy ra hay đi kèm với cao huyết áp sẽ gây tổn thương các động mạch, cho tim, não, thận và mắt.
 

3. Cao huyết áp không được điều trị sẽ gây ra những hậu quả gì?

 Thành động mạch chịu áp lực qáu tải do cao huyết áp gây ra có thể làm tổn thương nghiêm trọng nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Nói chung, huyết áp càng ao hay càng để lâu không kiểm soát thì tổn thương càng lớn. Nếu không biết huyết áp của mình thì cần được thầy thước kiểm tra. Có ý thức về huyết áp và hiểu biết cần phải làm gì nếu có huyết áp cao sẽ giúp phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng do huyết áp cao ccos thể gây ra như đột quỵ suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa.

Nếu huyết áp luôn tốt khi đo ở nhà nhưng lại luôn cao khi đo tại phòng mạch hay bệnh viện thì có đáng lo không?

Hiện tượng này có thể do hội chứng “áo choàng trắng” tức cao huyết áp tạm thời mỗi khi gặp thầy thuốc dưới tác động của yếu tố tâm lý. Bằng phương pháp đo huyết áp 24 giờ, thầy thuốc sẽ giúp xác định đó là cao huyết áp chỉ xảy ra khi đi khám bệnh hay có bệnh cao huyết áp thực sự. Ở những người này, tuy huyết áp vẫn bình thường khi đo ở nhà nhưng vẫn nên kiểm tra thường xuyên hơn và vẫn nên theo chế độ kiểm soát huyết áp như thay đổi chế độ ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, thực hành vận động và giảm stress.

 4. Cao huyết áp có di truyền không?

 Nếu bố, mẹ bị cao huyết áp thì xác suất con bị cao huyết áp sẽ cao hơn. cao huyết áp là bệnh có thể hạn chế dù có lưu hành trong gia đình. Thường ta có thể phòng ngừa cao huyết áp bằng những biện pháp sau: Duy trì cân nặng hợp lý, luôn có lối sống năng động, ăn nhiều hoa quả và rau, giảm ăn mặn, hạn chế rượu bia. Nếu trong gia đình lưu hành bệnh tăng v thì ngay từ bây giờ cần có những bước phòng ngừa để không bị cao huyết áp sau này, nên hỏi ý kiến thầy thuốc về những việc cần làm để giảm nguy cơ.

 5. Chỉ cần uống thuốc khi huyết áp tăng và thuốc là biện pháp duy nhất để chữa cao huyết áp?

 Không nên cho rằng chỉ có thuốc mới giảm được cao huyết áp. Thay đổi lối sống cũng rất quan trọng, ví dụ như chế độ ăn nhiều rau quả, đi bộ hàng ngày và không hút thuốc lá. Thay đổi lối sống còn có thể làm cho thuốc hiệu quả hơn và đôi khi có thể làm giảm huyết áp đủ để giảm liều lượng thuốc hàng ngày. Việc sử dụng thuốc cần sử dụng hàng ngày, đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

 6. Để giảm huyết áp, cần hoạt động thể lực như thế nào?

 Hoạt động thể lực, tập thể dục là biện pháp quan trọng để giữ gìn sức khỏe nói chung và phòng, chống bệnh THA nói riêng. Ít nhất 30 phút tập thể dục vừa phải hàng ngày hay 5 ngày mỗi tuần có thể giúp phòng hoặc kiểm soát cao huyết áp. Nếu quá bận thì chia làm nhiều lần mỗi lần 10 phút; hoặc để ôtô xa cơ quan, xuống xe buýt trước vài bến đỗ để đi bộ, nữa giờ lau rửa xe, lao động ở vườn nhà… cũng có ích.

 7. Nếu bị quá cân thì cần giảm mấy ký nữa để giảm được huyết áp?

 Mỗi kilogram giảm được là mỗi bước quan trọng để giảm huyết áp. Cần cố gắng đạt được chỉ số khối lượng cơ thể tối ưu (BMI – Body Mass Index từ 18 đến 23) để phòng tránh và điều trị huyết áp cao cũng như nhiều bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường. Thầy thuốc sẽ cho biết nên giảm mấy kí và làm cách nào tốt nhất để đạt được sự giảm cân.

8. Làm thế nào để có kết quả đúng khi đo huyết áp (HA)?

 Có nhiều yếu tố làm thay đổi kết quả đo HA. Để có kết quả đúng, cần tuân theo các quy định sau. Bệnh nhân cần được ngồi nghỉ thư giản 5 phút trước khi đo huyết áp, tay để thoải mái đặt trên bàn ngang mức tim, chân không bắt chéo và băng quấn tay đo HA có kích thước phù hợp, tay áo vén cao, không thít cánh tay. HA cần được đo ở 2 cánh tay và sẽ lấy kết quả bên nào cao hơn. Cần đo cả HA khi nằm và khi đứng dậy dậy để phát hiện hạ huyết áp tư thế. Nếu băng đo HA quá nhỏ và ngắn thì HA tâm thu có thể sai, HA tâm thu tăng cao tới 5 – 15 mmHg. Nếu động mạch cánh tay quá xơ vữa, vôi hóa và không ép được hoàn toàn thì HA cũng có thể bị sai số cao lên. Bệnh nhân không được hút thuốc trong khoảng 30 phút trước khi đo, vì có thể làm cao huyết áp tâm thu lên 5 – 20 mmHg. Bệnh nhân nên tránh uống cà phê, mặc dù tách cà phê cũng chỉ làm HA tâm thu tăng lên 1 – 2 mmHg.

 

Gửi thảo luận